Các loại thức uống thể thao luôn được quảng cáo rất “dữ dội”, sở hữu nhiều dưỡng chất. Đặc biệt hỗ trợ bù nước, khoáng chất bị mất đi sau mỗi buổi tập mệt mỏi. Tuy nhiên sự thật có phải như những gì bạn được biết hay không? Theo những chuyên gia dinh dưỡng thì rất nhiều người dùng đã bị đánh lừa. Việc sử dụng loại thức uống “thần kỳ” này khiến cho công sức của bạn “tan thành mây khói”. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở thành phần cấu thành của các loại nước uống này.
Hầu hết các nước uống thể thao đều có đủ mùi vị, màu sắc và khá ngọt, dễ uống. Tuy rất dễ dùng nhưng lại không tốt cho sức khỏe. Đa số đều là đường hóa học, chất tạo màu, tạo mùi,… Vậy hãy cùng HBV tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân, thành phần xấu của nước thể thao nhé.
Thành phần trong thức uống thể thao
Nước là thành phần chính trong nước uống thể thao, nhưng đồng thời cũng chứa các chất khác. Bao gồm carbs và chất điện giải, nhằm giúp cải thiện hiệu suất tập luyện. Các loại carbohydrate trong những đồ uống này thường ở dạng đường như glucose, sucrose và fructose.
Tuy nhiên, một số nước uống thể thao có chứa ít hoặc không có carb. Chụ yếu nhằm thu hút người dùng có nhu cầu bổ sung nước và chất điện giải nhưng không muốn thêm calo. Chất điện giải, hay còn gọi là khoáng chất có điện tích. Tất cả đều rất cần thiết để cơ thể bạn hoạt động bình thường. Các chất điện giải chính được tìm thấy trong đồ uống thể thao là natri và kali.
Đồ uống thể thao được thiết kế để cung cấp các thành phần quan trọng. Thường là với mục tiêu cải thiện hiệu suất tập thể dục hoặc phục hồi thể lực nhanh chóng.
Bạn có nên dùng thức uống thể thao?
Để tìm hiểu nước uống thể thao có tốt hay không, bạn cần xem xét loại hình; và cường độ tập thể dục cũng như khả năng tác động đến cân nặng và nhu cầu bù nước:
Loại hình và cường độ tập thể dục
Đầu tiên, bạn hãy đánh giá thói quen tập thể dục, cũng như thời gian và cường độ luyện tập của bạn. Nước uống thể thao có thể mang lại lợi ích cho các vận động viên có các buổi tập thời gian dài hoặc cường độ cao. Thế nhưng đối với hầu hết những người tập gym, thức uống này có lẽ không cần thiết.
Nhu cầu bù nước cơ thể
Phần lớn các nước uống thể thao tập trung vào khả năng giúp bổ sung nước. Thông qua cách bổ sung lượng nước và chất điện giải bị mất qua tiết mồ hôi. Lượng mồ hôi bạn có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố. Bao gồm thời gian tập luyện, cường độ, mức độ tập luyện và môi trường xung quanh.
Tốc độ đổ mồ hôi ở người có thể dao động từ khoảng 0,3 lít đến 2,4 lít mỗi giờ. Các vận động viên được khuyến cáo không nên giảm quá 2 – 3% trọng lượng cơ thể thông qua mồ hôi trong khi tập luyện. Do đó, nước uống thể thao cũng có thể là một sự lựa chọn nếu bạn muốn bù nước và điện giải.
Các lựa chọn bù nước thay thế thức uống thể thao
Một nghiên cứu đã so sánh 13 loại đồ uống khác nhau để kiểm tra độ hiệu quả trong việc bù nước giữa những thức uống này. Quy trình được thực hiện bằng cách cung cấp 1 lít mỗi loại đồ uống này và kiểm tra lượng nước tiểu thu được trong vài giờ tiếp theo. Kết quả cho thấy rằng sữa, nước cam và dung dịch bù nước đường uống giúp giữ nước cao nhất.
Vậy chơi thể thao nên uống nước gì? Một số thức uống, thực phẩm bù nước và điện giải bạn có thể cân nhắc sử dụng bao gồm:
- Nước dừa: Theo nghiên cứu, nước dừa là sự lựa chọn hợp lý cho việc cải thiện hiệu suất tập luyện và khả năng bù nước giống nước uống thể thao thông thường.
- Nước ép dưa hấu: Nước ép dưa hấu với nhiều vitamin và mùi vị thơm ngon giúp bạn bù nước và giảm đau cơ sau khi tập thể dục.
- Sữa bò: Bên cạnh khả năng cung cấp các chất điện giải như canxi, natri, kali, sữa bò còn mang đến cho cơ thể một lượng carb và protein nhất định để hồi phục năng lượng và hồi phục cơ bắp sau khi luyện tập thể thao.
- Chuối: Đây là thực phẩm giúp mang lại hiệu quả trong việc duy trì hiệu suất và cân bằng điện giải.
Tham khảo nhiều bài viết liên quan khác tại đây:
Nguồn: hellobacsi.com