Bệnh thoái hóa khớp đã không còn quá xa lạ với người Việt Nam. Căn bệnh này thường xảy ra đối với người trung niên và người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngay cả người trẻ cũng có thể bị mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt đối với ai thường xuyên vận động, luyện tập thể dục, thể thao. Do phần khớp tay, chân phải hoạt động quá nhiều dẫn đến “hết hạn sử dụng”. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, vấn đề sức khỏe của bạn sẽ tụt giảm rất nhiều. Nghiêm trọng nhất là mất hoàn toàn khả năng đi lại.

Vì khớp bị thái hóa cực kỳ nguy hiểm nên bất kỳ ai cũng phải cảnh giác. Mọi người nên đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh lý này để phòng tránh. Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chỉ cần biết được nguyên nhân, triệu chứng thì vấn đề sẽ dễ giải quyết hơn.

Sinh lý bệnh học thoái hóa khớp nguyên phát

Sụn khớp

Sự vỡ toàn bộ mạng lưới collagen cùng với sự giảm bớt số lượng vật chất cơ bản trong khuôn sụn phần nhiều do gãy xương là hậu quả của sự giải phóng enzymlysosom từ các tế bào sụn bị phá hoại (Cappel và Anderson, 1977). Tiếp theo sụn khớp sù sì ra, ban đầu là do cọ xát lớp bề mặt và sau đó do sự tách dọc và phân lìa. Sự tăng sinh các nhóm nhỏ tế bào sụn ở sâu hơn và tăng sinh tại chỗ các chất nền ở giáp ranh vùng thoái hóa biến có thể được thừa nhận là nhằm hàn gắn.

Thoái hóa khớp bao gồm nhiều loại khác nhau.
Thoái hóa khớp bao gồm nhiều loại khác nhau.

Tuy nhiên quá trình này thường không có hiệu quả và có thể tiếp đó là tiếp tục mất các chất sụn tạo ra những lỗ ăn mòn bản xương sụn nhiều khi bộc lộ ra. Xét nghiệm X quang có thể thấy sự giảm khoảng cách khớp nối. Và đây là dấu hiệu chẩn đoán có ích. Gần đây do sử dụng phương pháp hiện ảnh cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging-MRI) có thể thấy sự thay đổi sớm ở sụn khớp. Và lưu ý đến dấu hiệu báo động cho vận động viên.

Xương

Khi sụn khớp dần dần mỏng đi thì mặt xương bộc lộ trở nên dày đặc, bỏng và hóa ngà thường bị xẻ hoặc vạch lộn xộn trên bề mặt của khớp dưới diện. Chụp X quang thấy có vẻ giống như những đường nét cứng. Sự dị sản sụn sợi có thể xảy ra ở bất cứ chỗ tủy nào bộc lộ. Sự tái tạo mẫu xương đánh dấu có thể thay đổi hình dạng của bề mặt khớp. Đặc biệt rõ dàng ở các bề mặt chịu sức nặng.

Thoái hóa khớp thường xảy ra đối với xương.
Thoái hóa khớp thường xảy ra đối với xương.

Các “nang” X quang có thể tạo thành ở xương dưới sụn. Đó là những miền không có xương nhưng chứa đầy tủy béo và mô sợi thoái hóa.

Gai xương là những chỗ mọc thừa từ bờ khớp tạo ra do tăng sinh sụn tiếp theo sự calci hóa trong sụn. Nó có thể tăng trưởng ở bờ khớp và lan khắp bề mặt khớp nối. Thỉnh thoảng chỗ thừa xương gãy ra như những vật thể rụng.

Màng hoạt dịch

Thường có một phản ứng viêm nhẹ màng hoạt dịch với sự kích ứng của nhiều mảnh nhỏ của sụn hoặc xương bị hót ra từ bề mặt của khớp, thường thường nang hoạt dịch dày lên và co lại. Có đôi khi lượng dịch thể hoạt dịch tăng lên (tràn ngập).

Thoái hóa khớp thứ phát

Có thể nhấn mạnh do số lượng các nguyên nhân liên quan đến thể thao. Và gây ra vết thương trực tiếp cho sụn khớp; hoặc gãy xương có biến dạng lộn xộn và rơi rụng. Do đó nhận biết sớm các biến đổi có tính chất thoái hóa đó sau các tổn thương thể thao nhằm làm giảm nhẹ sự tiến triển dẫn tới tàn tật vĩnh viễn là điều cực kỳ quan trọng.

Chơi thể thao thường dễ bị thoái hóa khớp thứ phát.
Chơi thể thao thường dễ bị thoái hóa khớp thứ phát.

Kết luận

Tìm ra những phương sách khả dĩ để thúc đẩy sự hàn gắn sụn khớp sẽ còn tiếp tục chế ngự hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản trong các thập kỷ tới. Cho đến khi chúng ta có được giải pháp chắc chắn cho vấn đề này, cần nhấn mạnh rằng phòng ngừa vẫn là vấn đề chính yếu trong chiến lược giảm nhẹ tác hại của chấn thương cấp tính và vết thương do qua sức trong thể thao.

Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác, hãy click vào link ở dưới:

Nguồn: dieutridau.com