Rối loạn tăng động giảm chú ý, người lớn liệu có mắc phải?

ADHD hay chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là một loại rối loạn phát triển thần kinh. Đây là bệnh lý về thần kinh, xuất hiện ngay từ thời ấu thơ. Nó làm giảm sự phát triển của cá nhân về kỹ năng xã hội, công việc, cuộc sống… Song có một thực tế đáng lo ngại. Một nửa số trẻ mắc ADHD tiếp tục có triệu chứng đó ở tuổi trưởng thành.

Người lớn cũng có thể bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Tỷ lệ này chiếm 4-5%. Tuy nhiên chỉ một số ít người được chẩn đoán hoặc điều trị. Bởi rất nhiều người trưởng thành không thừa nhận việc mình mắc bệnh ADHD. Chính điều này dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống của cá nhân.

ADHD là gì?

ADHD bao gồm các rối loạn chức năng chú ý, ghi nhớ, hoạt động nhận thức, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội… Ở người lớn rối loạn giảm chú ý có những khác biệt nhất định so với trẻ nhỏ. Họ cũng có biểu hiện, triệu chứng đặc trưng riêng. Mỗi người là những dấu hiệu, có nguyên nhân mắc bệnh khác nhau.

Chính vì vậy với người lớn khi mắc bệnh này nếu không điều trị đúng cách dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm.

Triệu chứng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

ADHD ở người trưởng thành có thể dẫn đến: Tâm trạng lơ đãng, hay mơ màng. Khó tập trung. Dễ dàng chán nản, bỏ cuộc. Hay lo ngại. Phiền muộn. Lòng tự trọng thấp. Tính bốc đồng, dễ nổi nóng và khó kiểm soát cơn giận. Kỹ năng tổ chức kém, khó thực hiện các công việc mang tính chất tập thể. Thường bị muộn giờ, lỗi hẹn, không đảm bảo được về mặt thời gian. Hay quên đồ, mất đồ. Gặp nhiều vấn đề rắc rối trong các mối quan hệ. Gặp rắc rối trong giải quyết, thực hiện công việc.

Rối loạn tăng động giảm trí nhờ hoàn toàn có thể xảy ra ở người trưởng thành
Rối loạn tăng động giảm trí nhờ hoàn toàn có thể xảy ra ở người trưởng thành

Tất cả những điều này có tác động lớn đến cuộc sống bình thường hàng ngày, trong công việc và đời sống xã hội.

Các vấn đề của ADHD

Vấn đề ở trường

ADHD có thể gây ra một số vấn đề ở trường, chẳng hạn như: Gặp rắc rối liên tục; Không theo kịp bạn bè; Học đi học lại không qua nổi lớp; Bỏ học.

Vấn đề trong công việc

ADHD có thể khiến: Hiệu suất trong công việc kém; Thay đổi công việc liên tục; Không thành công trong công việc; Không hài lòng với công việc.

ADHD ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc của bạn
ADHD ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc của bạn

Những vấn đề trong cuộc sống

Người trưởng thành mắc ADHD dễ dẫn tới nghiện ngập như: nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu, lạm dụng ma túy, kèm theo đó là sự lo lắng, phiền muộn, trầm cảm, thậm chí gây ra những việc vi phạm pháp luật.

Vấn đề về mối quan hệ

Người mắc ADHD có thể gặp nhiều vấn đề trong hôn nhân, dễ dẫn tới ly hôn, ly thân, kết hôn nhiều lần. Đối với gia đình, người mắc ADHD cũng hay xảy ra mâu thuẫn, sống chia tách.

Chẩn đoán

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở tuổi trưởng thành cần phải được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Nó cần được điều trị đúng cách để có thể có một cuộc sống bình thường nhất có thể. Tuy nhiên, chẩn đoán ADHD ở người trưởng thành không dễ dàng. Vì một số dấu hiệu và triệu chứng của ADHD như trầm cảm, lo lắng, kém tập trung, các vấn đề về mối quan hệ,… cũng có thể do các nguyên nhân khác. Phỏng vấn cá nhân các thông tin về lịch sử gia đình, lịch sử cá nhân, các mối quan hệ, công việc…, các bài kiểm tra tâm lý sẽ giúp bác sĩ đánh giá và chẩn đoán.

Điều trị thế nào?

Thuốc

Amphetamine hoặc methylphenidate là thuốc được sử dụng cho người trưởng thành mắc ADHD. Những chất kích thích này hoạt động bằng cách điều chỉnh mức độ các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau trong não.

Ngoài ra còn có thể kê đơn một số thuốc chống trầm cảm, thuốc chống oxy hóa không kích thích,…

Tuy nhiên mỗi cá nhân có thuốc khác nhau. Việc điều trị cần sự kết hợp giữa người bệnh, người giám sát, chăm sóc và bác sĩ. Chỉ có khi đó mới kê đúng loại thuốc và liều lượng cần thiết, phù hợp. Ngoài ra, phải chú ý tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc điều trị ADHD.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn cần phải được điều trị dứt điểm
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn cần phải được điều trị dứt điểm

Tư vấn tâm lý

Khi mắc chứng ADHD ở tuổi trưởng thành, bạn cần hiểu về nó. Khi có kiến thức cần thức bạn mới biết cách làm sao để đối phó với ADHD. Hãy học cách giảm sự bốc đồng, kiểm soát cơn tức giận. Đồng thời bạn cần tìm cách để quản lý thời gian. Hãy tìm hiểu xem phải làm gì để tổ chức mọi thứ tốt hơn. Cũng nhớ là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh điều trị, với người mắc ADHD có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây. Đầu tiên bạn cần lập danh sách công việc cần làm mỗi ngày. Hãy thường xuyên kiểm tra lại và không cần làm quá nhiều thứ trong ngày. Đồng thời sử dụng ghi chú để note lại việc quan trọng. Đối với cuộc hẹn bạn có thể dùng sổ ghi lại. Nhớ là luôn mang bên mình nhé. Và đừng quên sắp xếp lại các thông tin công việc quan trọng cần thực hiện.

Bên cạnh đó hãy xây dựng thói quen trong công việc và sinh hoạt. Chúng sẽ tạo thành thông lệ khiến bạn không bị quên. Và tất nhiên một chế độ ăn uống và thể dục thể thao là điều cần thiết. Nhớ đảm bảo chất lượng giấc ngủ, thời gian nghỉ ngơi. Đừng từ chối sự giúp đỡ từ người thân, gia đình, bạn bè cũng như đồng nghiệp.

>> Cập nhật thông tin bổ sức về sức khỏe người trưởng thành tại đây.

Nguồn: suckhoedoisong.vn