Mất ngủ

Giấc ngủ thay đổi là một hiện tượng phổ biến thường gặp ở nhiều nhóm tuổi khác nhau, đặc biệt nhất là người cao tuổi. Ở Việt Nam, xu hướng rối loạn giấc ngủ tăng nhanh ở những người cao tuổi vào những năm trở lại đây. Ngoài ra cũng có nhiều nhận định cho rằng người già sẽ cần ngủ ít hơn. Tuy nhiên điều này không đúng vì ở độ tuổi nào bạn cũng cần đảm bảo ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Khi già đi việc có một giấc ngủ ngon trở nên khó khăn hơn. Một trong những thách thức đối với việc lão hóa một cách khỏe mạnh là khắc phục giấc ngủ. Để đảm bảo rằng cơ thể được nghỉ ngơi đủ để có sức khỏe tốt. Cùng HBV tìm hiểu về thay đổi trong giấc ngủ khi già đi thế nào nhé. 

Thời gian ngủ lý tưởng với người cao tuổi 

7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm là thời gian tốt nhất để người trưởng thành cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.

Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày
Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày

Rối loạn giấc ngủ khi về già

Những người cao tuổi có thể bị mất ngủ, tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ ngon giấc suốt đêm. Tuy nhiên người cao tuổi có thể thấy buồn ngủ sớm hơn vào buổi tối. Họ có thể thức giấc rất sớm vào buổi sáng và không thể ngủ trở lại.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Khi qua tuổi 65, chu kỳ “ngủ-thức” của chúng ta có vẻ không vận hành như lúc còn trẻ. Ở người cao tuổi, cơ thể ít sản xuất ra các hoá chất và hormone giúp chúng ta ngủ ngon (hormone tăng trưởng và melatonin). Rối loạn giấc ngủ có thể được gây ra bởi bệnh tật, bởi những cơn đau cản trở giấc ngủ hoặc bởi những loại thuốc khiến người ta tỉnh táo.

Mọi lứa tuổi đều có thể gặp rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ. Hội chứng chân không yên hoặc rối loạn chuyển động chân tay chu kỳ cũng là những tình huống có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thói quen và lối sống (như hút thuốc và uống rượu hoặc đồ uống có chứa caffeine) có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn trong đó một người ngừng thở nhiều lần trong khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn trong đó một người ngừng thở nhiều lần trong khi ngủ

Hiện tượng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn trong đó một người ngừng thở nhiều lần trong khi ngủ. Những người bị ngưng thở khi ngủ thường ngáy rất to. Họ ngừng thở từ 10 đến 30 giây trong khi ngủ và sau đó bắt đầu thở lại với hơi thở hổn hển. Điều này có thể xảy ra hàng trăm lần trong một đêm. Mỗi lần xảy ra, nó làm người bệnh tỉnh giấc một chút, phá vỡ chu trình giấc ngủ và làm người bệnh khó có được một đêm ngủ ngon. Nó cũng có thể gây nên cao huyết áp và tăng nguy cơ đau tim.

Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ và thừa cân, việc giảm cân có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn hút thuốc lá, bạn nên bỏ thuốc. Việc ngủ nằm nghiêng, ngừng uống rượu hoặc dùng thuốc ngủ có thể giúp bạn.

Nhiều bệnh nhân cần mang mặt nạ mũi (nasal mask) vào ban đêm để giữ cho đường hô hấp rộng mở. Việc điều trị bằng mặt nạ được gọi là “áp suất đường thở dương liên tục,” hoặc CPAP. Nó giúp bạn thở bình thường trong khi ngủ.

Phẫu thuật cũng là một lựa chọn cho những người có chứng ngưng thở khi ngủ nặng.

Hiện tượng rối loạn chuyển động chân tay chu kỳ 

Rối loạn chuyển động chân tay chu kỳ (periodic limb movement disorder, PLMD) là tình trạng trong đó một người đá một hoặc cả hai chân nhiều lần trong khi ngủ. Thông thường, người bệnh không hề biết gì về việc này, trừ khi người ngủ cùng giường nói về nó. Rối loạn này ngăn cản giấc ngủ tốt và gây buồn ngủ vào ban ngày. Một số người có hội chứng chân không yên cũng có chuyển động chân tay chu kỳ trong khi ngủ. Nhiều loại thuốc có thể giúp cải thiện cả hai vấn đề này.

Hội chứng chân không yên là gì?

Hội chứng chân không yên (restless legs syndrome, RLS) là tình trạng trong đó chân của bạn cảm thấy rất khó chịu khi bạn đang ngồi hoặc nằm xuống. Nó có thể làm bạn khó ngủ.

Hội chứng chân không yên là tình trạng trong đó chân của bạn cảm thấy rất khó chịu khi bạn đang ngồi hoặc nằm xuống
Hội chứng chân không yên là chân cảm thấy khó chịu khi đang ngồi hoặc nằm xuống

Để ngủ ngon hơn vào mỗi tối?

  • Đi ngủ và thức dậy cùng một giờ vào mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.
  • Đừng ngủ trưa lâu hơn 20 phút.
  • Không đọc, ăn vặt hoặc xem TV trên giường. Sử dụng phòng ngủ của bạn cho giấc ngủ và các phòng khác cho những hoạt động khác.
  • Tránh đồ ăn, đồ uống có caffeine khoảng 8 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh nicotine và rượu vào buổi tối. Rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ ban đầu, nhưng nó sẽ có thể sẽ làm bạn thức dậy vào giữa đêm.
  • Đừng nằm trên giường trong một thời gian dài để cố gắng ngủ. Sau 30 phút cố gắng ngủ, hãy thức dậy và làm một việc gì đó yên lặng một lúc ở một căn phòng khác, chẳng hạn như đọc sách hay nghe nhạc êm dịu. Sau đó, hãy thử ngủ trên giường một lần nữa.
  • Hãy hỏi bác sĩ liệu bạn có đang dùng loại thuốc nào khiến mình tỉnh táo vào ban đêm hay không. Thuốc có thể phá vỡ giấc ngủ bao gồm các thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế bêta và các loại thuốc tim mạch.
  • Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được giúp đỡ nếu đau hoặc các vấn đề sức khỏe khác khiến bạn thức giấc.
  • Hãy thử tập thể dục một ít vào mỗi ngày. Tập thể dục giúp nhiều người già ngủ tốt hơn.

Nguồn: Yhoccongdong.com