Có rất nhiều người bị mắc bệnh nổi mề đay. Đây là một trong những loại bệnh dị ứng. Nó gây khó chịu, khiến cơ thể luôn mẩn ngứa và thậm chí chán nản trong ăn uống. Mẹo chữa trị mề đay được nhiều người nhắc đến. Trong đó, việc sử dụng các phương pháp dân gian hay các nguyên liệu tự nhiên có khả năng thành công cao. Nếu thường xuyên mắc chứng bệnh này, các bạn có thể cẩn trọng và lưu ý giữ ấm cơ thể tốt hơn. Cố gắng kiên trì để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho mình.

Dấu hiệu của bệnh nổi mề đay

Đây là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da hay niêm mạc quá mức. Do các tác nhân từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây ra biểu hiện phù tại chỗ, da sẽ phồng đỏ lên, kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Mề đay có thể chỉ xuất hiện tại một vùng da hay niêm mạc nhỏ trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều vị trí khác nhau. Bệnh sẽ tồn tại trên da trong vòng 30 phút đến 36 giờ.

Các giai đoạn nổi mề đay

– Giai đoạn cấp tính: thời gian diễn ra không quá 6 tuần, thường bùng phát đột ngột, sau đó tự biến mất.

– Giai đoạn mãn tính: thời gian kéo dài trên 6 tuần, ngắt quãng thành từng đợt rồi tự hết hoặc có thể nặng hơn.

Bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị nổi mề đay, trong đó đối tượng thường mắc bệnh này nhất là trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh. Bệnh này thường khó lây từ người sang người nhưng chúng có thể tái phát nhiều lần và dân đến các biến chứng trầm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Nổi mề đay khiến nhiều người cực kì khó chịu.
Nổi mề đay khiến nhiều người cực kì khó chịu.

Các triệu chứng của nổi mề đay

Ở mỗi giai đoạn, bệnh và tùy cơ địa của từng người mà triệu chứng có thể khác nhau. Nhìn chung, có các triệu chứng phổ biến: Nổi mẩn đỏ, phù, sần, phát ban. Các nốt mẩn đỏ này thường không đều màu, tạo thành từng mảng với kích thước to nhỏ khác nhau.

Ngứa: lúc này tại vùng da nổi mẩn sẽ kèm theo những cơn ngứa ngáy, thậm chí nóng rát rất khó chịu, đặc biệt là về chiều tối và đêm khuya. Các triệu chứng ngứa sẽ càng tăng lên nếu người bệnh gãi thường xuyên, da sẽ dễ bong tróc, có thể chảy máu, thậm chí là để lại sẹo.

Một số triệu chứng nổi mề đay khác như: khó thở, nhiễm trùng, nổi mụn nước,… Thông thường, đây là những triệu chứng cấp báo rằng bệnh của bạn đã trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Do dị ứng

Thuốc: có những người thường xuyên bị mẫn cảm với một vài thành phần của thuốc như kháng sinh, aspirin, thuốc kháng viêm giảm đau,… hoặc có thể là một phản ứng thoáng qua của cơ thể sau tiêm chủng vắc xin. Hóa mỹ phẩm: một số loại mỹ phẩm trôi nổi, chứa nhiều hóa chất, không rõ nguồn gốc,… có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay cho nhiều người.Thực phẩm: các loại hải sản có vỏ (như cua, tôm, ghẹ…), sữa, trứng, đậu phộng,… cũng có thể làm cho một số người bị dị ứng (vì hệ miễn dịch của cơ thể hiểu lầm rằng thực phẩm đó là yếu tố ngoại lai gây hại và cố gắng tiêu diệt nó).

Áp dụng các biện pháp chữa trị mề đay quan trọng.
Áp dụng các biện pháp chữa trị mề đay quan trọng.

Do thời tiết

Những thay đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu có thể khiến nhiệt độ và độ ẩm tăng/ giảm thất thường. Chúng làm tăng các kháng thể quá mẫn trong cơ thể. Nhiệt độ quá cao có thể làm cho làn da đổ nhiều mồ hôi, bít tắc lỗ chân lông. Khi thời tiết khô hanh và lạnh hơn, nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp có thể làm cho làn da khô ráp. Các điều trên tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây ngứa ngáy và làm cơ thể nổi mề đay.

Do côn trùng cắn

Thường thì khi bị các loại côn trùng như ong, rết, nhện cắn đốt thì mọi người sẽ có cảm giác châm chích hoặc đau nhức. Một số biểu hiện sưng tấy, đi kèm ngứa ngáy trong một thời gian ngắn. Mặc dù vậy, với những ai có cơ địa nhạy cảm, nọc độc có thể dẫn đến sốc phản vệ, thậm chí bị phù nề, khó thở. Ngứa phát ban có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Do di truyền

Nếu trong gia đình có bố mẹ bị mề đay, con cái khi sinh ra dễ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi người bình thường. Ngoài ra, nếu gan gặp vấn đề và trở nên suy yếu, mắc các bệnh lý thì chức năng giải độc của gan sẽ trở nên kém đi. Gan không thể loại bỏ hết các độc tố, dẫn đến việc tích tụ các chất độc và gây chứng tích nhiệt như mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt,..

Cách trị mề đay bằng phương pháp dân gian

Cách trị mề đay bằng muối

Hãy pha loãng muối với một ít nước ấm để ngâm da. Công thức như sau: Hòa 2 thìa muối tinh sạch cùng 2 lít nước đun sôi. Để cho nước nguội bớt rồi ngâm vùng da bị tổn thương vào. Đến khi nguội hẳn thì rửa lại bằng nước sạch. Tốt nhất nên áp dụng 2 lần/ ngày cho đến khi bệnh có chuyển biến tích cực.

Muối giúp chữa trị bệnh mề đay hiệu quả.
Muối giúp chữa trị bệnh mề đay hiệu quả.

Gừng

Trong các cách chữa mề đay bằng dân gian thì gừng là một trong những cách hiệu quả. Bạn có thể thêm gừng vào bữa ăn hoặc dùng chúng dưới dạng thuốc viên. Xông hơi bằng gừng cũng mang lại hiệu quả cao. Có thể cắt gừng  thoa trên các vùng da bị ảnh hưởng cũng là giải pháp khá đơn giản. Muốn đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên cho gừng vào trong tủ lạnh để làm mát trước.

Nha đam

Các triệu chứng phát ban sẽ biến mất nhanh chóng và không bị lây lan sang các vùng lân cận. Đây là một mẹo chữa lành đám mề đay hiệu quả và an toàn. Nên áp dụng nhiều lần trong một ngày cho đến khi đạt được kết quả.

Tham khảo một số mẹo chữa trị mề đay dân gian bằng nha đam mang lại hiệu quả.
Tham khảo một số mẹo chữa trị mề đay dân gian bằng nha đam mang lại hiệu quả.

Lá khế

Đây là loại lá được biết đến với công dụng giải độc, làm mát. Chúng được ứng dụng phổ biến trong việc chữa trị nhiều chứng bệnh, trong đó có mề đay, rôm sảy. Bạn có thể dùng một nắm lá khế rang nóng đắp vào vùng da bị nổi mề đay, mẩn ngứa hoặc đun lá khế và sử dụng nước tắm. Dùng một nắm lá khế rang nóng đắp vào vùng da bị nổi mề đay, mẩn ngứa

Lá hẹ

Loại lá này có vị chua, tính ấm, trong Đông y chúng có công dụng hỗ trợ giải độc, kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, trong thành phần của lá hẹ còn chứa nhiều vitamin B, các khoáng chất có tác dụng làm sạch và cải thiện các tổn thương da. Sử dụng một nắm lá hẹ rửa sạch, xay nhuyễn cùng một chút muối ăn. Gói vào trong bông gạc và chườm lên những khu vực da bị mề đay. Có thể dun nước lá hẹ tắm là một trong những phương pháp giúp trị nổi mề đay hiệu quả tại nhà.

Trầu không

Trong lá trầu không có chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên. Có thể kể đến như phenol, chavicol cùng một số hoạt chất khác. Chúng có tác dụng giúp làn da chống lại tác nhân gây mề đay từ bên ngoài, giúp giảm ngứa vô cùng hiệu quả. Bạn có thể nấu nước lá trầu không để tắm. Lúc tắm nên sử dụng lá trầu chà nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa. Nên kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để giúp bệnh tình giảm đáng kể.

 Xem thêm các bài viết khác tại:

Nguồn: Phunuvagiadinh.