Chấn thương sụn là một loại chấn thương khá hiếm gặp. Vì hiếm gặp nên nhiều người chưa biết rõ về loại chấn thương này. Mô sụn là một mô liên kết khá quan trọng đối với xương khớp. Nếu sụn bị tổn thương có thể dẫn đến hàng loạt hệ quả nghiêm trọng. Đặc biệt nếu nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về sau. Thế nên hãy tìm hiểu ngay về kiểu chấn thương này. Bởi bất kỳ ai, nhất là vận động viên, người hay vận động có nguy cơ cao mắc phải dạng chấn thương này.

Nhằm bảo vệ sức khỏe bạn thân, mong rằng mọi người sẽ tiếp tục theo dõi bài viết này. HBV sẽ cố gắng truyền toàn những kiến thức giúp chống chấn thương bổ ích nhất. Hãy cùng tìm hiểu qua một vài thông tin, vấn đề quan trọng về mô sụn bên dưới đây nhé.

Bệnh học chấn thương sụn khớp

Sụn khớp không trải qua quá trình hàn gắn độc lập vì các tế bào sụn trưởng thành không phân chia được (Bucknalter, 1983). Thiếu hụt sụn khớp đều tốt lên nhờ sự lan tràn từ màng sụn; hoặc mặt gần nhất và nhờ sự lắng đọng mô liên kết. Một số nguyên bào sợi mô này sau đó bao quanh; và biệt hóa trong tế bào sụn trong khi khuôn liên tế bào có thể thay đổi thành vật chất nền tảng điển hình của sụn. Do đó không ngạc nhiên là trong sự hàn gắn sụn khớp nối thường thấy các sợi đàn hồi màu trắng ở khuôn. Qúa trình hàn gắn rất thường hay dừng lại ở chặng này; và chỗ thiếu được lấp đầy chỉ là nhờ mô sợi.

Chấn thương sụn khớp rất nguy hiểm.
Chấn thương sụn khớp rất nguy hiểm.

Mất proteoglycan của khuôn là thay đổi đầu tiên của nhiều điều kiện. Nhất là sự gãy vỡ của màng hoạt dịch do chấn thương sẽ bất động kéo dài chỗ nối; và các quá trình viêm khác. Một số loại chất kháng viêm như các steroid cũng có thể gây ra các biến đổi như vậy.

Khi quá trình kết tủa chịu trách nhiệm làm mất khuôn này phục hồi được thì có một cơ hội để các tế bào sụn thay thế các thành phần khuôn đã mất; và toàn bộ sụn có thể khôi phục cấu tạo và chức năng bình thường của nó. Tuy nhiên nếu các kích thước này vẫn tiếp tục; sự hư hỏng sụn khớp có thể trở nên không thể phục hồi.

Các kiểu chấn thương sụn khớp

Thương tổn kín

Thương tổn kín ở sụn thường hay gặp khi không gãy xương. Đó có thể là nguyên nhân sinh ra rối loạn chức năng khớp lâu dài đáng kể. Có thể nó liên quan đến sự sử dụng quá mức nhất là khi chương trình tập luyện quá nhiều; hoặc lịch luyện tập không hợp lý dẫn tới sự quá mức của xương. Rõ ràng rằng tác dụng của sự chịu tải vượt quá mức sinh lý có thể làm cho sụn sưng lên; tăng kích thước sợi collagen và phá hoại mối quan hệ giữa collagen và proteoglycan. Chấn thương nếu đủ rộng và nặng có thể gây ra gãy hoặc nứt khuôn sụn; gãy xương dưới sụn; gãy vỡ mạng lưới collagen và làm chết tế bào sụn.

Sụn khớp có thể bị tổn thương kín.
Sụn khớp có thể bị tổn thương kín.

Vết thương hở

Khi xem xét quá trình hàn gắn thì chiều sâu tôn rthương sụn là điều quan trọng. Có một vùng sụn calci hoá cách ly sụn khớp khỏi các tế bào tuỷ và các mạch máu tham gia voà phản ứng viêm chống lại sự tôn thương. Khi các vết thưuơng xâm nhập tạo ra một khuyết tật hạn chế chỉ trong chất sụn khớp thôi thì khả năng hàn gắn sẽ giảm sút. Đó là một khuyết tật có bề dày từng phần.

Về mặt cơ sinh học, công trình nghiên cứu của Furukawa và cộng sự cũng đã chứng minh rằng mô tái tạo chứa một lượng đáng kể collagen typ I so với sụn khớp bình thường chứa collagen sơ cấp týp II (Furukawa et al, 1980). Do vậy có thể kết luận rằng tuỳ theo vết thương sụn khớp nối, sự biệt hóa của các tế bào collagen giống nguyên bào sợi thành tế bào sụn là không hoàn toàn và nó không sản sinh ra một quần thể tế bào sụn mà týp hình của nó tương tự với tuýp hình của tế bào sụn khớp nối bình thường.

Thậm chí sụn khớp có thể bị tổn thương hở.
Thậm chí sụn khớp có thể bị tổn thương hở.

Việc nghiên cứu tích cực thực hiện theo đề tài cho rằng khuôn xương có thể đóng vai trò then chốt trong việc hàn gắn sụn. Có thể có khả năng khuôn xương chứa các yếu tố của sự biệt hóa để lớn lên, chúng có thể kích thích tạo thành sụn trong, đặc biệt tại các khuyết tật nhỏ trong vòng đường kính 1mm.

Hãy tham khảo thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại:

Nguồn: dieutridau.com