Quá tải cơ thể là tình trạng rất dễ gặp khi luyện tập quá đà, vượt quá giới hạn. Việc luyện tập có thể rất tốt nhưng phải có cường độ thích hợp. Nếu không sẽ dễ dàng gây ra các tổn thương nặng nề. Và các chứng thương thường sẽ được gây ra bởi một cơ chế nhất định. Chỉ cần bạn nắm được cơ chế này, việc phòng tránh chấn thương không muốn là khả thi. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ bắp, cơ thể đã phải chịu quá nhiều trọng tải đè lên. Không chỉ ảnh hưởng lên 1 vùng duy nhất mà còn có thể đối với toàn thân.
Nhằm giúp mọi người tránh được các chấn thương vì quá tải cơ thể. HBV muốn chia sẻ đôi điều về cơ chế gây chấn thương khi cơ thể bị quá tải. Hãy đọc phần thông tin tiếp theo đây để rõ hơn.
Cơ chế gây chấn thương
Tải đè nặng lên cơ thể của vận động viên có thể định nghĩa như toàn bộ các lực và momen tác động lên cơ thể đó. Tải đè nặng trên cấu trúc đặc biệt của cơ thể vận động viên có thể được định nghĩa như toàn bộ lực và momen tác động lên cấu trúc đặc biệt đó (Nigg và Bobbert, 1990).
Tải tác động lên các cấu trúc đặc biệt của cơ thể vận động viên trong thời gian hoạt động thể thao. Đó là một sự kích thích khả dĩ để duy trì và/hoặc tăng sức mạnh của các vật liệu sinh học. Ví dụ như dây chằng, gân, cơ, xương và sụn khớp. Tuy nhiên, nếu quá, tải có thể hủy hoại ít/nhiều đối với các cấu trúc giải phẫu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự quá tải trong nhiều hoạt động thể thao. Theo báo cáo, từ 27 đến 70% vận động viên chạy hay đi bộ bị tổn thương trong giai đoạn 1 năm (Clement và CS, 1981; Brody, 1982; Jacobs và Berson, 1986; Warren và Jones, 1987; Bahlsen, 1988; Marti và CS, 1988). Và từ 21-52% vận động viên tenis bị tổn thương trong mỗi mùa (Biener và Caluori, 1977; Nigg và Denoth, 1980). Thêm vào đó, các tổn thương có liên quan tới các hoạt động thể dục nhịp điệu cũng đã được báo cáo ở 76% các giáo viên; và 43% người tham gia (Francis và CS, 1985; Richie và CS, 1985).
Một vài vấn đề cần lưu ý về việc quá tải cơ thể
Có nhiều vấn đề đáng chú ý trong việc phân tích những tổn thương trong thể thao trong đó có cấu trúc cơ thể bị hủy hoại (James và CS, 1978; Clement và CS, 1981), các kiểu hủy hoại đối với cấu trúc cơ thể (Bienet và Caluori, 1977).
Ngoại lực tác động lên cơ thể vận động viên trong thời gian hoạt động có thể dẫn đến tổn thương (Cavanagh và Lafortune, 1980; Frederick và CS, 1981). Các nội lực tác động hoặc strees tác động cấu trúc giải phẫu trước và có thể trong thời gian tổn thương (Zernicke và CS, 1977; Zernicke, 1981; Renstrom và CS, 1988; Morlock và Nigg, 1991).
Các yếu tố ảnh hưởng tới nội lực hay ngoại lực hay ngoại lực và stress (Clarke và CS, 1983; Snel và CS, 1983; Nigg và CS, 1987; Stacoff và CS, 1988), tính chất của vật liệu của cơ cấu hủy hoại và các giới hạn nguy hiểm (Yamada, 1970; Noyes và Grood, 1976; Shrive và CS, 1988; Stuessi và Faeh, 1988).
Các yếu tố ảnh hưởng tới tính chất của vật liệu và giới hạn nguy hiểm (Tipton và CS, 1970, Amiel và CS, 1982; Woo và CS, 1984) và các vấn đề khác. Tuy nhiên, một trong những mục tiêu nghiên cứu liên quan đến tổn thương trong thể thao là phải làm sao giảm được tần suất những tổn thương.
Những yếu tố có thể tác động đến chấn thương
Một cấu trúc giải phẫu bị tổn thương trong quá trình hoạt động thân thể liệu có phụ thuộc hay không vào tính chất vật liệu của cấu trúc đó (độ bền chắc của vật liệu sinh học) và lực tác động lên cấu trúc đó. Để có thể triển khai chiến lược làm giảm xuất hiện tổn thương trong thể thao, điều quan trọng là phải hiểu một mặt tính chất vật liệu và mặt khác các lực tác dụng chịu ảnh hưởng như thế nào.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện tổn thương khi chơi thể thao:
- Độ bền chắc của vật liệu sinh học.
- Lực tác động lên cấu trúc giải phẫu.
Yếu tố tác động độ bền vật liệu sinh học và quá tải cơ bắp
Những phần sau đây tóm tắt kiến thức cơ bản thích hợp để hiểu tính chất vật liệu của cấu trúc cơ thể có thể bị ảnh hưởng ra sao. Tính chất cơ học của vật liệu như thép hay gỗ được xác định theo vài quy trình. Những phác đồ tương tự được tuân theo khi xác định tính chất cơ học của vật liệu sinh học. Tính chất cơ học của vật liệu vô cơ không biến đổi. Thế nhưng chừng nào mà sức tải tác động vào vẫn duy trì trong giới hạn đàn hồi của vật liệu ấy.
Tuy nhiên, tính chất cơ học của mô tế bào sống thay đổi như một chức năng của lực tải. Mỗi tác dụng của tải đều là nguyên nhân làm cho vật liệu sinh học tăng/giảm sức bền cơ học. Kết quả là các tính chất cơ học của vật liệu sinh học phụ thuộc vào:
- Bài tập, sự bất động.
- Sự căng thẳng.
- Dinh dưỡng.
- Tuổi tác và các yếu tố khác.
Những tác dụng chọn lọc của bài tập đối với xương sụn, dây chằng, gân và cơ bắp được tóm tắt trong đoạn tiếp đây.
Để tham khảo thêm nhiều bài viết liên quan hãy click vào đường dẫn bên dưới:
Nguồn: dieutridau.com