Theo tờ People’s Daily, hay còn được gọi là Nhân dân nhật báo của Trung Quốc, kinh nguyệt không chỉ là một trong những dấu hiệu cơ thể con gái đã phát triển. Đó còn được xem như là một trong những tiêu chí để đánh giá tình trạng sức khỏe của con gái. Theo thông lệ, kinh nguyệt sẽ tới hàng tháng. Nhưng kèm theo đó là những triệu chứng như mệt mỏi, bí bách… Tuy nhiên, nếu một ngày kinh không xuất hiện, kèm theo những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì, thì hãy cẩn trọng, rất có thể bạn đã mắc bệnh phụ khoa. Các chuyên gia thường cho rằng, kinh nguyệt bất thường có thể là lời cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề. Vậy những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường là như thế nào? 

Để kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân thì trước hết bạn cần hiểu thế nào là kinh nguyệt bình thường. Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo do bong niêm mạc tử cung. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ rơi vào khoảng 24-35 ngày.  Bình thường, máu kinh xuất hiện trong khoảng 3-7 ngày. Lượng máu kinh khoảng từ 20-60 ml mỗi lần. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt bất thường như những dấu hiệu dưới đây thì bạn nên cẩn trọng. 

Các dấu hiệu chứng tỏ kinh nguyệt của bạn đang bất thường

Lượng kinh quá ít hoặc quá nhiều

Bạn nên đến gặp bác sĩ biết nếu lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt có thể cho thấy vấn đề sinh sản. Bao gồm: Đau bụng kinh dữ dội, kinh nguyệt kéo dài trong quá nhiều ngày…

Bạn nên đến gặp bác sĩ biết nếu lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều.
Bạn nên đến gặp bác sĩ biết nếu lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều.

Những cơn đau bụng kinh dữ dội đến mức cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu (PID). Cả hai loại bệnh này đều có thể gây ra vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung và PID là những căn bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Chính vì vậy bạn không nên chần chừ, chủ quan kẻo bỏ lỡ thời gian vàng chữa bệnh.

Kinh xuất hiện không đều đặn

Rụng trứng không đều hoặc bất thường chiếm từ 30% đến 40% tổng số các trường hợp vô sinh. Kinh nguyệt không đều, không có kinh hoặc ra máu bất thường thường cho thấy rằng bạn không rụng trứng. Điều này dẫn đến tình trạng không thể thụ thai.

Khi mới bắt đầu đến tuổi dậy thì, kinh nguyệt sẽ không thể diễn ra đều đặn. Do cơ thể phải mất một thời gian để điều chỉnh. Nhưng nếu bạn đang trong độ tuổi sinh nở mà kinh nguyệt không đều đặn thì đây có thể là một dấu hiệu đỏ cho chứng vô sinh.

nếu bạn đang trong độ tuổi sinh nở mà kinh nguyệt không đều đặn thì đây có thể là một dấu hiệu đỏ cho chứng vô sinh.
nếu bạn đang trong độ tuổi sinh nở mà kinh nguyệt không đều đặn thì đây có thể là một dấu hiệu đỏ cho chứng vô sinh.

Bạn nên đi gặp bác sĩ phụ khoa nếu chu kỳ kinh nguyệt của mình ngắn hoặc dài bất thường. Hoặc khi bạn không thể kiểm soát được thời điểm có kinh hay hoàn toàn không thấy kinh xuất hiện.

Máu kinh xuất hiện màu đen

Máu kinh của một phụ nữ khỏe mạnh sẽ loãng, màu đỏ tươi. Thi thoảng sẽ có cục máu đông xuất hiện do chưa kịp tan trước khi đẩy ra ngoài. Nhưng nếu máu kinh màu đen, vón cục thì có thể là do bệnh lý. Ví dụ như lạc nội mạc tử cung, mắc một bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lây qua đường tình dục. Khi triệu chứng này diễn trong thời gian dài, bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám.

Phụ nữ cần lưu ý những điều gì để điều hòa kinh nguyệt?

Nếu một ngày kinh không xuất hiện, kèm theo những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì, thì hãy cẩn trọng.
Nếu một ngày kinh không xuất hiện, kèm theo những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì, thì hãy cẩn trọng.

1. Không uống thuốc một cách bừa bãi. Bạn không nên lạm dụng hoặc thường xuyên sử dụng lượng lớn thuốc kháng sinh. Bởi điều này có thể gây rối loạn kinh nguyệt và gây vô kinh.

2. Tránh xa thuốc lá. Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm giảm tiết hormone sinh dục. Do đó gây cản trở quá trình sinh lý liên quan đến kinh nguyệt và gây rối loạn.

3. Tránh bị lạnh bụng. Nếu phụ nữ bị lạnh bụng trong thời kỳ có kinh, các mạch máu trong vùng xương chậu sẽ bị co thắt. Đồng thời gây rối loạn chức năng buồng trứng, khiến kinh ra ít, thậm chí là vô kinh.

4. Chăm chỉ tập yoga. Tập yoga giúp làm giảm nồng độ các hormone gây nên tình trạng kinh không đều. Ngoài ra, yoga cũng giúp làm giảm đau bụng kinh.

5. Duy trì cân nặng hợp lý. Bởi vì giảm cân quá mức hoặc thiếu cân có thể gây rối loạn.

Nguồn: afamily.vn