Họng trẻ bị nổi nốt đỏ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một vấn đề sức khỏe khác. Ngoài các nốt đỏ ở họng, bạn còn có thể gặp các triệu chứng khác. Đó có thể là những tình trạng: Viêm họng, sưng hạch bạch huyết, xuất hiện các đốm đỏ trên vòm miệng, xuất hiện các đốm trắng ở cổ họng, đau đầu,..Nếu có các triệu chứng kể trên, bạn nên tìm đến các bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.

Các nguyên nhân phổ biến khiến họng bị nổi nốt đỏ 

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là đau và ngứa họng. Bên cạnh đó, các nốt đỏ xuất hiện ở phía sau vòm miệng cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh này.

Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn

Các triệu chứng khác của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Xuất hiện các mảng trắng ở họng
  • Sưng amidan
  • Khó nuốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Nhức mỏi cơ thể

Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm họng do virus và viêm họng do vi khuẩn có thể chồng chéo lên nhau và khó phân biệt rõ ràng. Vì vậy, đối với những trường hợp trẻ bị viêm họng và sốt cao cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Họng nổi nốt đỏ do bé bị bệnh herpangina

Herpangina là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Nó xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Bệnh có thể gây ra các vết loét dạng mụn rộp ở trên vòm miệng và phía sau cổ họng. Các triệu chứng khác của bệnh herpangina bao gồm:

Sốt bất thường
Sốt bất thường
  • Sốt bất thường
  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau cổ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng truyền nhiễm (HFM) là một căn bệnh do nhiễm virus gây ra. Bệnh có thể gây phát ban ở các bộ phận như tay, chân và miệng. Tương tự herpangina, căn bệnh này cũng có thể hình thành các đốm đỏ và mụn nước ở cổ họng.

HFM dễ dàng lây lan khi tiếp xúc với tay, phân, chất nhầy mũi và nước bọt của người bị bệnh. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất.

Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh tay chân miệng còn có các biểu hiện khác như:

  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Đau cơ

Ung thư miệng ở trẻ, hiếm nhưng không phải không có

Ung thư miệng ở trẻ
Ung thư miệng ở trẻ

Các biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư miệng bao gồm: xuất hiện các vết loét, mảng đỏ hoặc trắng bên trong miệng và cổ họng. Kèm theo tình trạng đau vùng miệng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Tuổi tác, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá và uống rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Ung thư miệng là căn bệnh có thể gây tử vong. Do đó, phát hiện và điều trị sớm là vấn đề vô cùng quan trọng.

Bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nếu thấy họng nổi nốt đỏ kèm theo những triệu chứng sau:

  • Các vết loét không hồi phục sau một thời gian
  • Khó nuốt
  • Sút cân
  • Xuất hiện khối u ở cổ
  • Răng lung lay
  • Có cảm giác tê bên trong miệng

Chẩn đoán và điều trị các nốt đỏ ở họng

Tình trạng họng nổi nốt đỏ sẽ được điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra nó. Trước khi điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm và nuôi cấy. Để loại trừ các căn bệnh khác có biểu hiện tương tự.

Nếu họng nổi nốt đỏ là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được khuyên dùng các loại thuốc không kê đơn để giảm đau, hạ sốt và kiểm soát các triệu chứng khác.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính và bệnh lý khác. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư miệng. Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để có kết luận chính xác. Phẫu thuật và hóa trị là các phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư miệng.

Những nốt đỏ trong miệng và cổ họng hoàn toàn có thể điều trị được. Trong một số trường hợp, chúng sẽ tự biến mất sau một thời gian. Chẩn đoán sớm nguyên nhân gây bệnh có thể làm tăng hiệu quả điều trị. Do đó, dù không cảm thấy đau và khó chịu. Bạn vẫn nên liên hệ với bác sĩ nếu cổ họng bị nổi nốt đỏ.

Ngăn ngừa tình trạng họng trẻ bị nổi nốt đỏ

Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn tránh được tình trạng họng nổi nốt đỏ cũng như cải thiện vệ sinh răng miệng nói chung:

  • Duy trì sức khỏe răng miệng bằng cách đánh răng hai lần mỗi ngày
  • Sử dụng nước súc miệng ít nhất một lần một tuần
  • Không hút thuốc lá
  • Nếu bạn bị khô miệng do uống thuốc, hãy uống nhiều nước, nhai kẹo cao su không đường và hạn chế uống rượu
  • Thăm khám nha sĩ thường xuyên.

Xem thêm: Kinh nghiệm bé bú bình lần đầu cho mẹ bỉm sữa

Nguồn: hellobacsi.com