Người bị nước ăn chân có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Loại bệnh ngoài da này gây ngứa ngáy và vô cùng đau rát. Nó còn có thể biểu hiện mủ, viêm loét, tróc lở, tổn thương nghiêm trọng. Có nhiều mẹo trị nước ăn chân. Trong đó, phải kể đến cách dùng những nguyên liệu tại gia. Ngay cả những ai bị lâu năm cũng có thể dễ khỏi. Nếu bạn đang thực sự lo lắng về những vết ăn chân. Bạn có thể tham khảo các bí quyết này.  

Tình trạng nước ăn chân

Đây là một loại bệnh ngoài da, được xếp vào dạng viêm, nấm. Nhiều nguyên nhân dẫn đến nước ăn chân. Do lội trong nước bẩn thường xuyên, hoặc mang giày, tất bít kín mà không thay giặt nhiều lần. Người mắc bệnh sẽ thấy da tay, chân bị tổn thương. Biểu hiện còn ngứa rát và lở loét. Không quá khó khăn trong điều trị bệnh. Song, cần phải lưu ý để không mắc phải một số bệnh lây nhiễm khác trong mùa mưa ngập lụt.

Một số triệu chứng của bệnh nước ăn chân:

Có các dấu hiệu biểu hiện bệnh như sau:

+ Da chân bị tróc vảy. Các vết sưng đỏ, ngứa ngáy, xuất hiện kèm lớp nấm màu trắng đục ở kẽ chân.

+ Chân bị đau rát khi trong thời gian dài.

+ Những vùng da dễ bị nước ăn chân có thể thấy rõ nhất là vùng kẽ chân. Vùng mu trên bàn chân gần kẽ chân, da chân bị nứt và chảy nước vàng. Bệnh khiến người đau rát và khó chịu. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nếu muốn tránh bị “nước ăn chân” thì cần tránh các nguồn nước bẩn. Phải nhanh chóng rửa bàn chân với nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn khi đi vào vùng nước này. Cần dùng khăn sạch lau khô chân, đảm bảo loại hết vi khuẩn gây bệnh.

Nước ăn chân gây khó chịu, ngứa và sưng đau.
Nước ăn chân gây khó chịu, ngứa và sưng đau.

Cách chữa trị nước ăn chân an toàn, hiệu quả nhất

Mỡ trăn trị nước ăn chân

Mỡ trăn có chất giữ ẩm da rất mạnh. Mỡ có tác dụng tốt trong việc điều trị nứt nẻ chân tay, nước ăn chân, khô da.  Chỉ cần thoa đều đặn mỗi ngày và lặp đi lặp lại. Trong khoảng 2 tuần có thể thấy hiệu quả. Mỡ trăn có chất giữ ẩm da rất mạnh nên có tác dụng rất tốt.

Dùng phèn chua

Phèn chua có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn. Phèn còn có tác dụng giảm ngứa ngáy hiệu quả. Sau vài ngày điều trị với phèn chua và đảm bảo kiêng nước, chân sẽ khỏi ngứa và đau. Các bạn sẽ không phải lo lắng. Có các cách thực hiện đơn giản:

Cách 1: Đun phèn chua cho tan chảy và để khô thành bột trắng. Đem nghiền nhỏ ra mịn như bột. Rửa sạch chân và dùng khăn sạch để lau khô. Tiếp đó, dùng bột phèn chua bôi vào vùng da bị đau. Nhớ cẩn thận kiêng thêm nước.

 Phèn chua có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn và có tác dụng giảm ngứa ngáy hiệu quả.
Phèn chua có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn và có tác dụng giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Cách 2: Ngâm phèn chua với nước ấm cho tan ra. Rửa sạch chân và ngâm chân vào đó 5-10 phút. Dùng khăn sạch lau khô chân rồi đi ngủ.

Dùng nước muối loãng

Nước muối loãng có hiệu quả giúp diệt khuẩn có ở vết thương. Nước có tác dụng làm dịu vết thương và mau lành da nữa. Cách tiến hành: Pha nước muối loãng ấm và ngâm chân trong đó khoảng 10 phút. Dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặc trị bôi vào sẽ thấy hiệu quả ngay.

Dùng lá trầu không trị nước ăn chân

Lá trầu không cũng được dùng trị bệnh ngoài da. Nếu là con gái dùng 9 lá, con trai lấy 7 lá. Lưu ý chọn lá tươi xanh, còn nguyên vẹn. Cho lá trầu không đã chuẩn bị vào 1/2 lít nước. Sau khi đun sôi, cho thêm 1 chút phèn chua vào. Khuấy đều dung dịch và chấm vào những nơi bị vết thương. Làm nhiều lần trong ngày. Sau 3 ngày có thể giảm.

Dùng lá trà xanh, trà khô

Hàm lượng vitamin C và chất chống oxi hóa trong trà xanh rất cao. Trà xanh có tác dụng giúp làm dịu vết thương và sát khuẩn hiệu quả. Cách thực hiện: Dùng nước trà xanh đun sôi để nguội để rửa vết thương hàng ngày. Nhai nát chè khô để đắp vào vùng da bị thương. Kiên trì sử dụng sẽ thấy vùng da bị thương khô. Kiên trì áp dụng khoảng 4 – 5 ngày sẽ thấy không còn ngứa và khỏi hẳn. Cách trị nước ăn chân đơn giản mà hiệu quả này được rất nhiều người áp dụng và thành công.

Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao trong trà xanh giúp làm dịu vết thương và sát khuẩn hiệu quả
Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao trong trà xanh giúp làm dịu vết thương và sát khuẩn hiệu quả

Rau sam

Rửa sạch rau sam, đem giã nát. Sau đó cho thêm vài hạt muối giã cho nhuyễn hẳn. Tiếp tục cho nguyên liệu vào  một miếng khăn xô sạch. Chấm vào vùng da bị nước ăn. Cách này kiên trì thực hiện trong khoảng 3 ngày.

 Búp ổi

Dùng búp ổi để trị nước ăn chân. Bằng cách lấy một nắm lá búp ổi rửa sạch, cho thêm nhúm muối giã nát rồi xát vào kẽ chân. Sau 4-5 lần thực hiện, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

 Lá mướp non

Rửa sạch một nắm lá mướp non và đem giã nát. Thêm một nhúm muối vào. Xát vào kẽ chân ngày 4-5 lần, bạn cũng sẽ thấy dễ chịu.

Xông lá lốt

Rửa sạch lá lốt sau đun sôi nồi nước và xông chân cho đến khi nồi nước hẩm hẩm thì cho chân vào ngâm. Cách này cũng được khá nhiều người áp dụng.

Một số lưu ý cần nắm khi chữa trị nước ăn chân tại nhà

Không được gãi mạnh tại vùng nước ăn chân. Tránh trầy xước hoặc vỡ các mụn nước li ti giữa các kẽ chân. Nếu bị bội nhiễm kèm theo các triệu chứng xuất hiện mủ, nóng, đỏ,… người bệnh cần đến cơ sở y tế để điều trị. Không dùng chung giày, dép với những người đang bị nước ăn chân. Ngoài ra, cần phải rửa sạch sẽ các loại lá dùng để điều trị. Tránh hại khi tiếp xúc với các vết thương hở dưới kẽ chân. Hạn chế để chân thường xuyên tiếp xúc với nước. Nên rửa sạch tay sau khi chạm vào chân.

Trên đây là những cách trị nước ăn chân đơn giản, hiệu quả nhanh chóng. Hy vọng sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi điều trị cho đôi bàn chân xinh xắn của mình. Nên kịp thời đến thầy thuốc hoặc các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời khi bệnh nấm da có dấu hiệu nặng.

Tham khảo những thông tin chi tiết khác bạn có thể truy cập:

Nguồn: Phunuvagiadinh.