Bước vào giai đoạn ăn dặm, các bà mẹ lại có thêm nỗi lăn tăn mới là cho con ăn gì và như thế nào. Bên cạnh đó việc nấu đồ ăn dặm cho con cũng khác cho người lớn. Nên không biết khi nào có thể nêm gia vị. Do đó đây cũng trở thành thắc mắc chung của nhiều bà mẹ. Vậy trẻ mấy tháng tuổi thì có thể nêm gia vị trong thức ăn được? Có khá nhiều quan điểm khác nhau về việc vấn đề này mà các mẹ chưa nắm rõ. Mỗi loại gia vị được nêm và nêm như thế nào tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển cơ thể bé. Hãy xem kĩ hơn dưới đây để biết khi nào nên và không nên nêm gia vị vào đồ ăn dặm của con để chăm sóc bé tốt nhất nhé !

Gia vị tác động thế nào đến trẻ?

Các thế hệ ông cha chúng ta khi nuôi con cháu thường cho bé ăn đủ loại gia vị ngọt, mặn, chua, thậm chí tập cả ăn cay. Nhưng thực tế, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo và lưu ý về việc nêm gia vị cho bé ăn dặm.

Không nên nêm gia vị vào thức ăn dặm cho trẻ sơ sinh

Các cơ quan trong cơ thể của trẻ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa phát triển toàn diện và cơ thể chưa cứng cáp. Chúng chưa thực hiện được hết được chức năng tiêu hóa như người lớn. Ăn gia vị không phụ hợp hoặc lượng lớn có thể gây tổn thương nặng. Nếu nêm nếm quá nhiều muối ảnh hưởng đến chức năng thận. Và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai, thậm chí tổn thương não bộ.Lạm dụng bột ngọt, hạt nêm còn khiến bé dưới 2 tuổi hấp thụ canxi kém dẫn tới tình trạng loãng xương.

Bé mấy tháng ăn được gia vị?

Bé từ 6 tháng đến 12 tháng sẽ vào giai đoạn ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng. Trong thời điểm này, các mẹ tuyệt đối không nên nêm muối hay bất cứ gia vị nào vào thức ăn cho bé. Có thể bổ sung chất béo tốt bằng lượng ít dầu olive. Hoặc, mẹ có thể bổ sung lượng muối tự nhiên thông qua thịt, cá, sữa.

Đa phần đồ ăn tự nhiên đã chứa đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Bao gồm cả muối khoáng. Nếu cần thiết, bổ sung một ít bằng cách cho bé ăn miếng nhỏ phômai. Nó chứa muối và dinh dưỡng dồi dào.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể bắt đầu nêm một ít gia vị. Nhưng cần chú ý rằng 1-2 tuổi mẹ cũng chỉ nên cho bé làm quen với muối trong cháo xay, cơm thật ít, từ 0,5 đến 1g/ngày.

Với các loại cháo, bột hoặc thức ăn dặm đóng họp, nên chú ý đọc thành phần trên bao bì. Nếu đã có muối thì mẹ không nên nêm thêm để bảo vệ thận và huyết áp của bé, lưu ý cho muối vào trước dầu ăn và rau. Đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi thì tuyệt đối không nên nêm đường, bột nêm, bột ngọt vào thức ăn.

Từ 2 đến 3 tuổi, thận đã khá hoàn chỉnh và có thể đào thải muối tốt hơn. Nhưng lượng muối nêm vào thức ăn cho bé độ tuổi tập đi cũng không nên cho quá 1,5 g muối/ngày.

Chú ý khi nêm gia vị cho trẻ

  • Khẩu vị của trẻ em, nhất là trẻ dưới 2 tuổi nhạt hơn người lớn rất nhiều. Khi nêm nếm gia vị, mẹ chú ý cho nhạt hơn khẩu vị của mình nhiều lần để phù hợp cho con. Ngoài ra không cho hoặc lượng gia vị ít còn giúp kích thích vị giác cho bé. Bé có thể cảm nhận và tận hưởng mùi vị gốc của các loại thực phẩm.
Nêm gia vị cho trẻ nhạt hơn người lớn nhiều lần hoặc không nêm
  • Trong giai đoạn ăn dặm, thức ăn chủ yếu của bé vẫn là sữa mẹ. Để bảo đảm đủ dưỡng chất cho con phát triển, các mẹ nên tiếp tục cho con bú. Và ăn thêm ăn dặm trong giai đoạn này.
  • Thành phần của món ăn dặm chỉ được bao gồm tinh bột như bột, cháo, cơm; chất đạm trong thịt, cá, cua, tôm, trứng. Thêm chất khoáng như rau xanh và chất béo tốt có trong dầu olive, trái bơ, không cho gia vị khác.
  • Bổ sung trái cây đa dạng, mềm, dễ tiêu hoá như chuối, bơ, uống nước cam.
  • Để phát triển vị giác của trẻ một cách tự nhiên và đa dạng. Mẹ lưu ý thay đổi món ăn xen kẽ, tránh lặp lại gây chán ăn.
  • Có loại nước mắm cho trẻ để các mẹ có thể thử tập cho bé ăn loại gia vị truyền thống của người Việt Nam. Nhưng chỉ cho bé làm quen nước mắm khi ngoài một tuổi. Và cho một đến hai giọt trong một lần ăn.

Xem thêm về chế độ ăn cho con : Dinh dưỡng cho trẻ em

Nguồn : theasianparent.com