Từ thời điểm bé bắt đầu ăn dặm trở đi là thời kỳ cơ thể trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ. Việc ăn dặm như thế nào để đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ phải cân nhắc để chế biến đồ ăn cho con. Làm thế nào giúp con phát triển tốt mà không gây hại cũng là vấn đề khá nhiều người quan tâm. Các mẹ có thể cho con ăn yến để giúp trẻ phát triển toàn diện cả chiều cao và trí tuệ. Việc dùng nước yến sào theo đúng độ tuổi sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời tăng hệ miễn dịch cho con. Trong bài viết này, các mẹ sẽ được hướng dẫn cách chế biến yến để giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về món ăn này nhé !
Lợi ích dinh dưỡng của nước yến
Nước yến là đồ uống được chế biến từ tổ yến cùng với một số nguyên liệu khác như nước, đường và chất phụ gia.
Trong nước yến sào có đến 80% nước, 10% đường phèn và yến sào 0,01%, mật ong cùng một số thành phần khác như chất béo bão hòa 0%, cholesterol 0%, canxi 5mg, natri 0mg hoặc canxi 56mg/kg, natri 26mg/kg…
Nước yến chứa rất nhiều dưỡng chất với hàm lượng đạm cao (45-55%) nên giúp bồi bổ, cải thiện sức khỏe, tăng hệ miễn dịch. Đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như giúp tăng cường trí nhớ.
Có nên cho trẻ nhỏ ăn yến không?
Đối với trẻ em nước yến sào có thành phần Lysine, Phenylalamin. Đây là những thành phần có tác dụng hiệu quả trong việc tăng khả năng hấp thụ. Giúp xương trẻ chắc khỏe, tăng cường trí nhớ.
Từ độ tuổi ăn dặm trở đi là thời kỳ trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ. Sử dụng nước yến sào theo đúng độ tuổi sẽ giúp bé phát triển cả về chiều cao lẫn trí tuệ. Giúp kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ. Đối với những trẻ có sức đề kháng yếu hoặc trẻ đang bị ho thì yến sào chính là thực phẩm bổ dưỡng nhất.
Vì vậy, với câu hỏi có nên cho trẻ nhỏ ăn yến không thì ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng bé có thể ăn yến theo lứa tuổi và liều lượng phù hợp như sau:
– Đối với những em bé dưới 1 tuổi thì không nên cho ăn yến.
– Trẻ từ 1-3 tuổi có thể dùng yến sào bằng cách chưng. Hoặc xay chung với sữa để trẻ ăn dần dần. Vào giai đoạn này yến có tác dụng giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, ăn ngủ tốt hơn. Có khả năng chống lại các bệnh về hô hấp. Liều dùng cho bé là 25 -50g yến một tháng, chia đều 2 lần/ tuần.
– Với trẻ từ 3-10 tuổi Ở độ tuổi này bé hay mắc một số bệnh về hô hấp. Do thay đổi thời tiết chính vì vậy mà các bà mẹ nên cho trẻ ăn đều đặn hằng tháng từ 3-4 lần để tăng hệ miễn dịch.
Gợi ý một số cách chế biến yến dành cho trẻ nhỏ
Nước yến cho trẻ không cần phải chế biến quá cầu kỳ, phức tạp nhằm đảm bảo các chất dinh dưỡng được giữ nguyên vẹn. Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng. Nước yến chưng cách thủy, cháo yến sào hoặc yến chưng mật ong là những món đơn giản nhưng thơm ngon, phù hợp với trẻ nhỏ.
Cách làm yến chưng cách thủy
- Yến ngâm mềm và làm sạch.
- Cho yến, nước tinh khiết và một vài lát gừng chung vào bát.
- Đặt bát yến vào nồi (nước ngập 1/4 chén) để lửa nhỏ liu riu khoảng 20 – 30 phút
- Khi nào sợi yến có độ mềm vừa phải thì cho thêm đường phèn theo độ ngọt tùy thích
- Cho bé dùng nước yến chưng khi còn ấm.
Làm cháo yến sào
- Tách nhỏ sợi yến rồi ngâm trong nước cho mềm.
- Nấu cháo với các nguyên liệu như thịt băm, rau củ quả.
- Khi cháo chín cho yến vào. Đợi yến chín mềm là có thể cho bé ăn.
Ngoài yến sào, mẹ có thể tham khảo thêm các món cháo dinh dưỡng khác để thực đơn của trẻ luôn đa dạng, đủ chất.
Yến chưng mật ong
- Yến ngâm mềm và làm sạch.
- Cho yến, nước lọc và một vài lát gừng chung vào bát.
- Đặt bát yến vào nồi (nước gập 1/4 chén) để lửa nhỏ ninh khoảng 20 – 30 phút
- Khi nào sợi yến có độ mềm vừa phải thì cho thêm mật ong vào theo độ ngọt tùy thích
- Cho bé dùng nước yến chưng khi còn ấm.
Với những món ăn chế biến đơn giản này, mong rằng mẹ đã có thêm gợi ý về dinh dưỡng giúp con tăng cường sức khỏe thể chất trong những năm đầu đời.
Xem thêm : Dinh dưỡng cho trẻ em
Nguồn : theasianparent.com