Giai đoạn mang thai và cho con bú là thời điểm cơ thể mẹ nhạy cảm nhất nhưng cũng phải hạn chế thuốc men. Cùng với đó, đây cũng là giai đoạn mọi thay đổi ở mẹ đều có ảnh hưởng sang con. Mặc dù cẩn thận nhưng rất nhiều bà mẹ giai đoạn này không may lại bị cảm hoặc ốm.  Vậy mẹ bị cảm có nên cho bé bú không là câu hỏi khá phổ biến của nhiều bà mẹ trẻ khi chẳng may bị cúm.Mặc dù với người lớn lâu lâu bị cảm là chuyện khá bình thường. Nhưng từ khi lên chức làm mẹ, mọi thứ đều có thể ảnh hưởng đến đứa con bé bỏng mới chào đời. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem giai đoạn này mẹ có thể cho con bú không qua bài viết dưới đây nhé !

Khi mẹ bị cảm, virut cúm có vào sữa hay không? Mẹ bị cảm cho bé bú có ảnh hưởng gì không?

Virut cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp trên vì ở đó virut dễ bám dính và dễ xâm nhập. Tuy nhiên chúng cũng không dễ gây bệnh.

Mẹ bị cảm có nên cho bé bú không ?

Virut cúm sẽ phải vượt qua rất nhiều lớp bảo vệ có sẵn trong dịch nhầy của đường hô hấp. Sau đó mới vào máu và gây ra tình trạng nhiễm virut huyết.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng nhiễm virut huyết rất khó và hiếm xảy ra. Cho tới giờ, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và chưa có một kết quả nào chứng minh rằng nếu mẹ bị cúm thì virut cúm sẽ nhiễm vào sữa mẹ.

Vậy khi mẹ bị cảm lạnh có thể cho bé bú không?

Như đã nói trên, virut cúm không lây qua đường sữa mẹ. Sữa mẹ lại  là một nguồn cung cấp lý tưởng và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất cho con. Do vậy, nếu không may mẹ bị cảm, thì vẫn hoàn toàn yên tâm tiếp tục nuôi bé bằng sữa mẹ nhé.

Tuy nhiên, virut cúm rất dễ lây cho bé qua đường hô hấp. Mà mẹ thì lại là người duy nhất tiếp xúc nhiều và gần nhất với bé. Vì vậy, mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa để tránh lây cho bé. Đồng thời phải chữa trị với phương pháp thích hợp để bảo vệ sức khoẻ.

Mẹ bị cảm thì nên làm gì?

Cách ly với bé và người thân

Điều tốt nhất mẹ nên làm là chủ động cách ly với con. Cho bé không ở chung một không gian với mình để phòng ngừa lây lan tốt nhất. Mẹ cũng nên hạn chế tiếp xúc với người thân để tránh truyền bệnh cho nhiều người trong gia đình.

Mẹ vẫn có thể cho bé bú khi bị cảm. Tuy nhiên, mẹ chỉ tiếp xúc với con khi cho bé bú thôi. Và lưu ý nên đeo khẩu trang, rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn và lau sạch đầu ti trước khi cho bé bú. Dù có đeo khẩu trang thì cũng hạn chế âu yếm hay hôn khi được gần bé.

Tạm ngừng cho bé bú nếu bệnh cảm trở nặng

Nếu bệnh cảm của mẹ trở nặng hơn, thì nên tạm ngừng cho bé bú trong 2-3 ngày. Sau đó thuyên giảm thì có thể tiếp tục sau. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải lưu ý rửa tay kỹ, đeo khẩu trang và lau sạch đầu vú trước khi cho bé bú nhé.

Ngưng cho bé bú hoàn toàn nếu bị các bệnh lây nhiễm khác

Trong trường hợp mẹ bị cảm nhưng đồng thời bị viêm gan virut, nhiễm virut hecpet hoặc đồng nhiễm với HIV, bị tổn thương điển hình ở đầu vú, thì phải cho bé ngưng bú hoàn toàn. Mẹ nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn chi tiết. 

Chữa cảm tại nhà cho mẹ như thế nào

Các thuốc cảm mẹ có thể dùng

Không phải loại nào cũng phù hợp cho mẹ đang cho bé bú. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tìm hiểu kĩ trước khi uống thuốc nhé. Dưới đây là một vài loại thuốc trị cảm phổ biến lành tính mẹ có thể dùng khi đang cho con bú mà không ảnh hưởng tới sữa.

  • Acetaminophen/Paracetamol
  • Ibuprofen
  • Dextromethorphan
  • Bromhexine và guaifenesin
  • Amoxicillin
  • Kẽm gluconat
  • Chlorpheniramine và hydroxyzine

Những phương pháp trị cảm khác

Thư giãn, nghỉ ngơi lấy lại sức
  • Nghỉ ngơi, thư giãn và ăn uống đầy đủ để chóng lấy lại sức
  • Súc miệng với nước muối loãng mỗi ngày để diệt khuẩn
  • Tăng cường ăn trái cây có nhiều Vitamin C để tăng cường khả năng miễn dịch
  • Uống nước mật ong pha chanh
  • Ăn các loại cháo giải cảm : có hành, tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng cho ấm bụng. Hoặc cũng có thể thêm thịt bằm hay trứng gà để có đủ chất dinh dưỡng nếu mẹ muốn ăn.

Các mẹ quan tâm các vấn đề khác trong quá trình nuôi con nhỏ có thể xem thêm : Dinh dưỡng cho trẻ em

Nguồn : theasianparent.com