Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đến lúc khôn lớn, trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển và biến đổi sinh lý khác nhau. Nếu như không thấu hiểu tâm lý của trẻ, cha mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ. Trên thực tế, mỗi đứa trẻ ở từng giai đoạn của cuộc đời thì sẽ có những biến đổi nhất định. Trong đó, tuổi vị thành niên là giai đoạn mà trẻ có nhiều sự thay đổi lớn. Đây là thời điểm trẻ dễ phát triển những thói quen không tốt. Vì thế, việc hiểu con, biết con cần gì, phát triển tâm lý ra sao chính là bước đầu tiên giúp bố mẹ gần gũi với con hơn. Tham khảo bài viết dưới đây, nó sẽ giúp bạn:
1. Thay đổi thể chất ở trẻ vị thành niên
Thay đổi thể chất ở trẻ vị thành niên xảy ra do sự thay đổi hormone:
- Số đo các vòng của trẻ bắt đầu thay đổi. Đặc biệt là vòng ngực
- Ở bé trai bắt đầu có sự thay đổi về giọng nói và xuất hiện râu
- Bắt đầu xuất hiện mùi cơ thể
- Các bé gái lần đầu xuất hiện kinh nguyệt.
- Mụn trứng cá là nguyên nhân làm sự tự tin của các bé giảm xuống
- Sự phát triển lông mu ở cả bé gái và bé trai
Cách giải quyết:
- Giúp trẻ hiểu rõ về những thay đổi là cách tốt nhất để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này
- Cung cấp cho trẻ chế độ ăn bổ dưỡng và tập thể dục thường xuyên.
- Giải thích cho trẻ biết khi đến tuổi dậy thì mọi người đều phải trải qua những sự thay đổi này
- Giúp trẻ thích ứng với những thay đổi này và chấp nhận nó
2. Thay đổi về học tập
Áp lực học tập là nguyên nhân lớn nhất gây ra căng thẳng ở trẻ. Bên cạnh trường trung học thì trẻ rất nhiều hoạt động giáo dục khác. Nó cũng có thể khiến trẻ bị mệt mỏi:
- Áp lực được tạo ra từ trường học khi thi cử và điểm số
- Áp lực vào đại học có thể khiến tâm trạng của trẻ căng thẳng hơn
- Áp lực từ bố mẹ đặt vào con cái, ép trẻ phải học, phải làm những gì chúng không thích
- Áp lực từ bạn bè ở tuổi trung học cũng là một vấn đề lớn
Cách giải quyết:
- Cho trẻ không gian riêng và làm việc chúng thích trong khả năng cho phép
- Hỗ trợ ước mơ vào đại học của trẻ, khuyến khích trẻ cố gắng
- Chăm sóc trẻ với chế độ ăn bổ dưỡng và khuyến khích trẻ tập thể thao
3. Các vấn đề về cảm xúc
Hormone không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến cả cảm xúc của trẻ. Trong độ tuổi nhảy cảm này, một vấn đề nhỏ xảy ra cũng có thể làm trẻ tổn thương.
- Trẻ thường hay bị nhầm lẫn về vai trò và trách nhiệm của một người trưởng thành mưu thuẫn với những mong muốn của trẻ nhỏ
- Cơ thể thay đổi khiến trẻ trở nên thiếu tự tin
- Sự thay đổi về tâm trạng thường xảy ra ở cả bé trai lẫn bé gái
- Tâm trạng của trẻ rất dễ thay đổi. Bất cứ thứ gì cũng có thể khiến trẻ hạnh phúc, vui mừng hoặc tức giận
- Trẻ thường rất dễ khóc
- Trẻ dậy thì sớm có thể cảm thấy khác thường
Cách giải quyết:
- Quan trọng nhất vẫn là giúp trẻ hiểu được những thay đổi đó. Nói chuyện và tâm sự với trẻ hằng ngày
- Hãy lắng nghe trẻ nói, những lời nói thẳng thắn chưa suy nghĩ có thể làm tổn thường trẻ
- Khuyến khích trẻ tập thể dục vì các hoạt động này giúp serotonin, hormone tạo cảm giác hạnh phúc tăng lên
- Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về tuổi dậy thì hoặc để trẻ nói chuyện với những anh/chị lớn tuổi hơn đã trải qua giai đoạn này.
4. Các vấn đề về hành vi
Ở giai đoạn này rất dễ có những hành động bộc phát. Nó có thể gây khó khăn cho trẻ cũng như các bạn xung quanh:
- Áp lực từ bạn bè và nhu cầu “muốn giống mọi người” có thể khiến trẻ hành động và phát triển những thói quen xấu
- Trẻ phát triển và thực hiện sự độc lập, đề cao cái tôi của mình.
- Trẻ có thể muốn thử những điều mới. Điều này có thể khiến trẻ dễ gặp rủi ro
- Các bé gái có sự thay đổi trong cách ăn mặc
- Sự thay đổi của hormone có thể tạo những mâu thuẫn về thể chất
- Nói dối có thể là vấn đề thường gặp ở trẻ độ tuổi này.
Cách giải quyết:
- Các vấn đề về hành vi của trẻ ở tuổi vị thành niên có thể làm cho cuộc sống của cha mẹ trở nên khó khăn. Nhưng hãy nhớ rằng đó chỉ là một giai đoạn, sau khi vượt qua, mọi việc sẽ trở lại bình thường
- Đạt được sự tin tưởng của trẻ. Nói chuyện với trẻ và lắng nghe những gì trẻ nói.
- Khuyến khích trẻ “sống thật” với bản thân và không cố làm hài lòng người khác
Ở giai đoạn này, trẻ cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Chính vì thế, đôi khi chỉ một lời khen nhỏ cho thành công nhỏ cũng sẽ khiến trẻ trở nên tự cao, tự mãn và đánh giá cao bản thân mình. Ngược lại, những thất bại nhỏ khi bị chê trách cũng có thể khiến cho các em rụt rè, tự ti.
5. Sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện
Thanh thiếu niên dễ bị tổn thương và có thể dễ dàng bị sa ngã. Lạm dụng chất gây nghiện là một trong những vấn đề lớn nhất mà cha mẹ phải giải quyết.
- Sức ép từ bạn bè là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy trẻ hút thuốc, uống rượu hoặc dùng ma túy.
- Lúc ban đầu nó có thể là một “sự kích động”. Nhưng lâu dần, nó sẽ trở thành một thói quen khó kiểm soát
- Nếu có ai đó hút thuốc hoặc uống rượu ở nhà. Trẻ nhỏ có thể sẽ bắt chước hành động đó.
- Sự thiếu tự tin và mong muốn trở thành người “phong cách”. Có thể là nguyên nhân thúc đẩy trẻ hút thuốc hoặc uống rượu
- Dễ dàng tiếp cận với các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, ma túy.
Cách giải quyết:
- Theo dõi hành vi của trẻ để xem trẻ có những hành vi thất thường về thói quen ăn uống, ngủ nghỉ và tâm trạng hay không.
- Không buộc tội họ về những hành động sai trái của trẻ. Khuyến khích trẻ nói thật. Cho trẻ biết những lo ngại của bạn và thảo luận về vấn đề này với trẻ.
- Nếu trẻ không muốn nói chuyện với bạn, bạn có thể đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý. Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi bí mật để xem trẻ có đang sử dụng chất gây nghiện nào không.
Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên rất phức tạp, vì vậy trẻ cần có sự quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn của người lớn, giúp các em từng bước tự chủ trong mọi hoạt động. Một chỗ dựa tình cảm vững chắc sẽ giúp trẻ thoải mái và có những suy nghĩ tích cực hơn trong giai đoạn này.
Xem thêm: 7 yếu tố cần quan tâm để tăng chiều cao ở tuổi 17
Nguồn: hellobacsi.com