Cúm là một bệnh truyền nhiễm, dễ lây. Cúm ở người già nặng hơn người trẻ tuổi và gây ra các biến chứng thường gặp. Đặc biệt ở những người mắc các bệnh tiềm ẩn như viêm phổi, bệnh tim thiếu máu cục bộ và suy tim. Điều này làm cho tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong cao. Lời khuyên cho người già, kể cả người sống với người già nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Tiêm vacxin phòng cúm cho người lớn là phương pháp phòng bệnh cúm mùa hiệu quả hiện nay. Để hiểu rõ vấn đề này cùng HBV theo dõi chi tiết bài viết bên dưới nhé. 

Bệnh cúm là gì?

Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Cúm lây truyền từ người sang người thông qua đờm rãi khi người bệnh ho hoặc sổ mũi. Bạn cũng có thể bị cúm khi tiếp xúc với bề mặt nơi virut phân tán. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.

Triệu chứng của cúm bao gồm sốt, đau cơ, ho, đau đầu và rất mệt mỏi. Cúm thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Phần lớn mọi người có thể phục hồi hoàn toàn. Biến chứng như nhiễm trùng hô hấp hay viêm phổi đôi khi xảy ra.

Biến chứng từ cúm

Biến chứng xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em, người già và những người mắc một số bệnh mạn tính (đặc biệt là các bệnh về tim và phổi), phụ nữ có thai và người có hệ thống miễn dịch yếu. Biến chứng đôi khi nghiêm trọng và nhiều người chết hằng năm tại Anh, thường là người già.

Nguyên nhân gây dịch cúm

Có 3 loại virut cúm: A, B và C. Virut cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây dịch cúm. Mỗi mùa đông, một chủng khác của virut cúm bùng phát ảnh hưởng đến nhiều người. Đây được gọi là cúm mùa. Trong suốt giai đoạn bùng phát dịch cúm mùa, nếu bạn nhiễm phải một bệnh như cúm, rất có thể nó được gây ra bởi chủng cúm đang gây dịch hơn bất cứ chủng nào. Phần lớn dịch cúm xảy ra trong 6 đến 8 tuần của mùa đông.

Biến chứng xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em, người già và những người mắc một số bệnh mạn tính
Biến chứng xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em, người già và những người mắc một số bệnh mạn tính

Tiêm chủng phòng cúm mùa

Tiêm chủng chống cúm (tiêm cúm) bảo vệ cơ thể rất tốt khỏi cúm mùa và hiệu lực kéo dài đến 1 năm. Nếu 10 người được tiêm cúm, 7 đến 8 người sẽ được bảo vệ khỏi cúm.

Tiêm chủng thường được tiến hành vào tháng 10 hoặc tháng 11 hằng năm. Vắc-xin cúm được bào chế từ chủng virut cúm được cho là sẽ gây bệnh vào mùa đông sắp tới. Mỗi năm thành phần của vắc-xin cúm có sự thay đổi nhằm ngăn chặn những chủng virut mới. Bạn cần tiêm cúm hằng năm để được bảo vệ.

Vắc xin phòng virut cúm mùa

Virut gây cúm biến đổi theo chu kỳ năm. Loại vắc-xin mới được phát triển mỗi năm để chống lại loại được cho là sẽ gây bệnh trong mùa cúm tới. Vắc-xin cúm cần đến 14 ngày để tạo hiệu ứng miễn dịch đầy đủ giúp bảo vệ cơ thể sau khi tiêm.

Đối tượng tiêm chủng

Bộ Y tế đưa ra lời khuyên về đối tượng nên tiêm chủng. Điều này được xem xét thường xuyên. Mục đích là để bảo vệ những người có khả năng bị biến chứng từ cúm. Lời khuyên hiện tại là bạn nên tiêm chủng chống cúm mùa hằng năm nếu:

  • Từ 65 tuổi trở lên.
  • Có bệnh phổi (mạn tính). Ví dụ: viêm phế quản mãn, khí phế thũng, xơ nang và hen nặng (cần dùng thường xuyên steroid dạng hít hoặc uống), trẻ em có tiền sử nhập viện vì nhiễm trùng hô hấp.
  • Có bệnh tim mạn tính. Ví dụ: chứng đau thắt ngực, suy tim hay đã từng có cơn đau tim.
  • Có bệnh thận nghiêm trọng. Ví dụ: hội chứng thận hư, suy thận, ghép thận.
  • Có bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan
  • Có bệnh đái tháo đường.
  • Có hệ thống miễn dịch yếu. Ví dụ: Người đang dùng hóa trị liệu hay liệu pháp steroid ( kéo dài hơn 1 tháng), người nhiễm HIV/AIDS hoặc đã bị cắt lách.
  • Có những bệnh nghiêm trọng về hệ thần kinh như đa xơ cứng hoặc có  tiền sử đột quỵ.
  • Sống trong viện dưỡng lão hoặc những nơi chăm sóc nội trú.

Nhóm nguy cơ khác

Ngoài nhóm có nguy cơ chính trên:

  • Bạn nên tiêm chủng nếu bạn là người điều dưỡng chính cho một người già hoặc người khuyết tật có khả năng mắc cúm nếu bạn bị cúm.
  • Nhân viên liên quan trực tiếp đến chăm sóc bệnh nhân ( bao gồm điều dưỡng và chăm sóc tại nhà) có thể được yêu cầu tiêm chủng bởi nhà tuyển dụng của họ.
  • Phụ nữ mang thai. Ngay cả khi bạn khỏe, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm cúm.

Nếu là người trưởng thành khỏe mạnh, dưới 65 tuổi và không thuộc các đối tượng trên, thì không cần phải tiêm cúm mùa. Lý do là vì nhóm này ít có khả năng bị các biến chứng từ cúm.

Với mùa cúm 2014/15 trẻ em từ 2 đến 4 tuổi được đưa vào chương trình tiêm chủng chống cúm.

Loại vắc-xin mới được phát triển mỗi năm để chống lại loại được cho là sẽ gây bệnh trong mùa cúm tới
Loại vắc-xin mới được phát triển mỗi năm để chống lại loại được cho là sẽ gây bệnh trong mùa cúm tới

Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm không?

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ngày một tăng. Họ có khả năng phải nhập viện cao hơn phụ nữ không mang thai. Chưa có một vấn đề nào được phát hiện khi tiêm ngừa cúm mùa cho phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ từ tiêm chủng chống cúm mùa 

Tiêm phòng cúm mùa thường không gây ra hậu quả gì. Bạn có thể có đau nhức một chút tại vị trí tiêm. Đôi khi nó có thể gây sốt nhẹ và đau cơ nhẹ kéo dài trong ngày hoặc hơn. Các biểu hiện này sẽ sớm giảm nhẹ và không dẫn đến cúm hay vấn đề nào khác.

Phản ứng cơ thể nghiêm trọng đã được ghi nhận nhưng hiếm. Ví dụ, phản ứng dị ứng nặng, viêm dây thần kinh, và viêm não hiếm khi xảy ra.

Loại vắc-xin dùng cho trẻ em khác với của người lớn. Loại vắc-xin này được gọi là Fluenz® và được dùng qua đường xịt mũi. Nó chứa dạng virut cúm sống nhưng bị giảm độc lực, không gây cúm ở trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ em khỏe mạnh sống với người có hệ thống miễn dịch yếu (ví dụ người nhiễm HIV hoặc ghép tủy), những trẻ này nên được tiêm loại vắc-xin khác (vắc-xin từ virut bất hoạt). Loại vắc-xin từ virut sống giảm độc lực được cho là có hiệu quả tốt hơn trong phòng cúm ở trẻ em.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ngày một tăng nên cần được tiêm phòng cúm
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ngày một tăng nên cần được tiêm phòng cúm

Đối tượng không nên tiêm phòng cúm

Phần lớn mọi người có thể tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây không nên tiêm:

  • Những người có dị ứng nghiêm trọng với trứng. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm chủng chống chủng cúm lợn (H1N1v).
  • Những người có tiền sử bị dị ứng với tiêm chủng cúm.
  • Trẻ em có hệ thống miễn dịch yếu như trẻ em bị HIV hay bệnh bạch cầu.
  • Trẻ em sống với hoặc tiếp xúc với những người có hệ thống miễn dịch yếu.

Có thể tiêm chủng chống cúm cùng thời điểm với các loại chủng ngừa khác, thường được dùng cùng lúc với chủng ngừa viêm phổi. Nó cũng an toàn cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

Nguồn: Yhoccongdong.com