Rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên được đặc trưng bởi sự sợ hãi, lo lắng, hay kinh hãi làm suy giảm rất nhiều khả năng hoạt động bình thường và điều đó là không cân xứng với hoàn cảnh hiện tại. Nó có thể dẫn đến các triệu chứng cơ thể. Rối loạn căng thẳng cấp tính là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở tuổi thiếu niên. Nếu các biểu hiện lo âu trở nên quá mức nó sẽ làm giảm chức năng hay gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng. Đây được xem là tiền thân của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Dưới đây là bài viết tham khảo cho bạn về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên.

Triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

Tuổi thiếu niên (tuổi teen) là độ tuổi bắt đầu từ 12 – 13 tuổi và kết thúc vào lúc 19 tuổi. Đây có thể nói là giai đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Nhưng sự thay đổi nội tiết ở độ tuổi này khiến người bệnh cảm nhận rõ ràng hơn những dấu hiệu bất thường, bao gồm:

  • Mất niềm tin vào sự tốt đẹp của xã hội
  • Đau khổ và hoảng loạn khi hồi tưởng lại những trải nghiệm chấn thương
  • Cảm thấy lo âu, sợ hãi
  • Ngủ không ngon giấc, hay gặp ác mộng
  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu về mặt cảm xúc, nhạy cảm hơn
  • Tránh né tất cả sự việc nhắc về tổn thương

Ngoài ra, người mắc chứng rối loạn cấp tính tuổi thiếu niên cũng gặp phải một số triệu chứng mang tính chủ quan khác. Không phải bệnh nhân nào cũng có các biểu hiện rõ ràng dễ phát hiện, nó gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán.

Triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

Nguyên nhân gây rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

Bằng chứng cho thấy rối loạn lo âu liên quan đến rối loạn chức năng trong các bộ phận của hệ limbic và hồi hải mã điều chỉnh cảm xúc và đáp ứng với sự sợ hãi. Các nghiên cứu di truyền học cho thấy vai trò của các yếu tố di truyền và môi trường. Không có gen cụ thể nào được xác định; nhiều biến thể di truyền có thể có liên quan.

Một số nguyên nhân thường gặp gây ra phản ứng căng thẳng cấp tính ở tuổi teen:

Đột ngột phải đối mặt với các sự kiện đau thương

Ở tuổi dậy thì chúng ta thường trở nên nhạy cảm hơn.  Vì vậy, những chấn thương đến đột ngột trong độ tuổi này sẽ để lại di chứng nặng nề hơn khi trưởng thành.

Bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ

Bạo hành, lạm dụng luôn gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho ai gặp phải. Nó còn làm tổn thương nghiêm trọng đến cảm giác an toàn của thiếu niên. Ở độ tuổi này, chúng rất dễ rơi vào những suy nghĩ và hành động nguy hiểm. Nỗi ám ảnh khi bị lạm dụng có thể sẽ đeo bám chúng cả đời nếu không được điều trị kịp thời.

Sống sót sau thảm họa thiên tai

Các hậu quả để lại khi xảy ra các thảm họa tự nhiên (sóng thần, động đất…) hoặc các vụ nổ súng ở trường học là rất lớn. Vì vậy, sống sót sau đó có thể khiến cho nhiều thiếu niên mắc chứng rối loạn căng thẳng cấp tính.

Trải qua nỗi đau tột cùng về cảm xúc

Khi trải qua một nỗi đau tột cùng, chúng ta ai cũng gặp phải cảm giác buồn bã khó tả. Đặc biệt, ở lứa tuổi thiếu niên sự dằn vặt về mặt tình cảm như mất người thân hoặc cảm giác tội lỗi về những sai lầm là một trong những nguyên nhân gây phản ứng căng thẳng cấp tính. Theo thống kê, có đến 20% thiếu niên bị rối loạn căng thẳng cấp tính do gặp phải những tổn thương về mặt tình cảm.

Cận kề cái chết

Trải nghiệm cận kề với cái chết đủ để gây ra những chấn thương về mặt tâm lý của bất kỳ ai. Nó còn nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân ở lứa tuổi từ 13 – 19.

Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

Nói chuyện trị liệu

Đây được xem là phương pháp này được các bác sĩ sử dụng do mang lại hiệu quả cao. Các sĩ sẽ xây dựng những buổi trò chuyện định kỳ với người bệnh. Qua đó, sự sợ hãi, lo lắng sẽ giảm dần qua các buổi nói chuyện với bác sĩ. Bên cạnh việc sử dụng lời nói, bác sĩ tâm thần có thể sử dụng những hình ảnh để giúp bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Sau đó, họ có thể giải quyết các cảm xúc của mình một cách bình thường.

Thuốc

Hiện nay, mặc dù có nhiều loại thuốc làm giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến nên cáo bệnh nhân dùng thuốc như một phương pháp chữa bệnh độc lập.

Liệu pháp thay thế

Hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp điều trị thay thế mang lại kết quả tốt. Phổ biến nhất là vẫn là liệu pháp thôi miên và tiếp xúc. Các liệu pháp này đều phải kết hợp với tâm lý trị liệu và thuốc uống. Chúng giúp giải quyết nỗi sợ hãi của bệnh nhân một cách có ý thức và tiềm thức.

Những việc bạn cần làm cho người bị rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

Để vượt qua chứng rối loạn căng thẳng cấp tính ở độ tuổi nhạy cảm không phải là chuyện dễ dàng. Chính vì vậy, Người thân của bệnh nhân cần thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ họ. Cụ thể qua những việc làm như sau:

Tạo niềm tin về sự quan tâm

Bệnh nhân tuổi thiếu niên dễ cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Do đó, sự hiện diện của những người thân có vai trò rất quan trọng. Hãy tạo cho người bệnh cảm giác tự tin và là động lực cho họ. Quan tâm người bệnh nhiều hơn, nói cho chúng biết bạn luôn sẵn sàng có mặt bất cứ khi nào chúng cần.

Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động ngoài trời

Thiếu niên mắc chứng rối loạn căng thẳng cấp tính có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Để ngăn ngừa các triệu chứng nguy hiểm này. bạn khuyến khích họ tham gia các hoạt động ngoài trời. Các hoạt động thể chất có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh.

Đồng hành trong quá trình điều trị

Điều bạn nên làm là điều chỉnh chế độ ăn uống cho bệnh nhân, các hoạt động thể chất là . Quá trình điều trị ở người bệnh tuổi thiếu niên hay gặp khó khăn do sự nuông chiều bản thân của chúng. Vì vậy, bạn hãy là người nhắc nhở chúng về trách nhiệm đối với bản thân và tầm quan trọng của việc điều trị.

Các bài viết của hbv chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: hellobacsi.com