Thoát vị đĩa đệm cột sống rất nguy hiểm

04 giai đoạn và 02 triệu chứng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống có thể bạn chưa biết. Theo WHO đau lưng-thắt l­ưng là nguyên nhân hay gặp ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, tỷ lệ đau thắt lưng hàng năm khoảng 5% dân số; 50% ngư­ời đau thắt lưng ở trong độ tuổi lao động. Tùy vào tình trạng và mức độ của thoát vị mà chúng ta sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp.

Tuy nhiên, điều quan trọng là không để tình trạng thoát vị nặng hơn mà chúng ta phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt, vận động và chăm sóc vùng lưng ngay từ đầu. Có như vậy chúng ta mới không bị phụ thuộc vào thuốc hay cơ sở khám chữa bệnh mà có thể chung sống với tình trạng thoát vị lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu cơ chế thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh gây ra các triệu chứng đau, tê vùng lưng-thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cả nam lẫn nữ.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cả nam lẫn nữ.

Căn bệnh đáng chú ý

Khoảng 60-90% ngư­ời trưởng thành bị đau vùng thắt l­ưng ít nhất 1 lần trong đời. Nước Mỹ chi 16 tỷ đô la hàng năm cho trị liệu đau vùng lưng.

Đau vùng cột sống lưng thường do thoát vị đĩa đệm gây nên, tỉ lệ ở người trưởng thành là 30%. Tại Việt Nam, độ tuổi mắc bệnh này khoảng từ khoảng 30 – 60 tuổi, và đang có xu hướng trẻ hóa.

Tỉ lệ nam giới bị thoát vị cao hơn nữ, đặc biệt ở những người lao động nặng,ngồi, đứng lâu,…

Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp nhất là ở giữa L4 – L5 và S1 do 2 đĩa đệm này là bản lề vận động trọng yếu của cột sống. Bên cạnh đó là từ yếu tố chấn thương ở những người đã bị thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm liên quan đến tuổi tác.

Các mức độ Thoát vị đĩa đệm biểu hiện qua 4 giai đoạn khác nhau
Các mức độ Thoát vị đĩa đệm biểu hiện qua 4 giai đoạn khác nhau

 

04 giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Các mức độ Thoát vị đĩa đệm biểu hiện qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phình lồi đĩa đệm

Bao xơ vẫn bình thường, tuy nhiên nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng. Giai đoạn này thường khó phát hiện do những cơn đau không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.

Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm

Bao xơ bị suy yếu, nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ. Tuy nhiên, giai đoạn này bắt đầu gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh nên bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau lưng dữ dội.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ

Bao xơ đã bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với nhau. Chúng chèn ép vào dây thần kinh gây đau lưng dữ dội. Người mệt mỏi, rối loạn cảm giác, rối loạn dây thần kinh thực vật, vận động, đi lại khó khăn.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Khi khối thoát vị lớn, nhân nhầy có hiện tượng tách ra khỏi khối. Dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ liệt nửa người.

 

Không nên xem thường những triệu chứng của căn bệnh này
Không nên xem thường những triệu chứng của căn bệnh này

02 triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dẫn đến các triệu chứng sau:

Đau Lưng – thắt lưng cấp tính

Thường xảy ra khi bị chấn thương. Hoặc khi gắng sức mang vác, bưng bê vật nặng sai tư thế (chậu hoa, xô nước, cây cảnh…).

Người gặp phải bị đau khó cử động được. Thậm chí đi đại, tiểu tiện cũng rất khó khăn trong một thời gian. Họ phải sử dụng thuốc giảm đau, giảm co cơ mới cử động được.

Đau mạn tính

Sau đợt đau cấp tính, về sau mỗi khi thực hiện gắng sức tương tự thì cơn đau lại tái phát. Người gặp phải khó mà thực hiện các động tác liên quan đến cột sống. Chẳng hạn như: cúi, nghiêng, ngửa, xoay người.

Khi đã có chèn ép thần kinh, có các triệu chứng đau sẽ lan xuống chi dưới làm cho người gặp phải vận động chi dưới khó khăn, cơn đau tăng khi đứng, hắt hơi, đi, nằm nghỉ ngơi đỡ đau hơn.

Để chẩn đoán bạn có bị đau cột sống thắt lưng hay không, cách nhanh nhất là chụp bao rễ thần kinh và chụp cắt lớp vi tính (CT). Với cột sống thắt lưng, tốt nhất là chụp cộng hưởng từ (MRI).

Các bạn có thể tìm thêm các thông tin liên quan tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: vmcvietnam.org