Tìm hiểu 5 loại mạch : Thực, khẩn, huyền, trường, khổng trong đông y. Đây là những loại mạch quan trọng trong đông y bạn cần biết. Mỗi loại mạch trong Đông y sẽ có mục đích khác nhau. Có ưu, nhược điểm khác nhau. Khi nào cần bắt mạch này? Tại sao lại gọi là mạch thực, mạch khẩn? Đây là những thắc mắc thường thấy. Không phải ai cũng dễ dàng trả lời được. Do đó, cần nắm được đặc điểm của từng loại mạch để vận dụng hiệu quả hơn.
Đây là những thông tin mà nhiều người nên biết. Chẳng hạn như nên xông trong bao lâu. Bởi nó rất hữu ích trong cuộc sống. Nhất là đối với sức khỏe của chúng ta. Bài viết trình bày về 5 loại mạch : Thực, khẩn, huyền, trường, khổng trong đông y. Từ đó người đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về nội dung quan trọng này.
Khi bắt mạch, có thể gặp nhiều loại mạch khác nhau. Dưới đây sẽ trình bày một vài loại mạch và nguyên nhân phát sinh các loại mạch đó.
Mạch thực
Thực là rắn chắc. Rắn chắc thì không mềm không rỗng. Sức mạch đi Phù án hay Trầm án đều đánh phừng phực dưới ngón tay rất mạnh (hữu dư)
Mạch là phủ của huyết, huyết khí có thừa thì mạch phải sung thịnh, vì vậy “Mạch Thực thì huyết thực”.
Nếu tà khí thịnh, mạch khí đến thấy cứng, có lực, 3 bộ đều như vậy, cũng là mạch Thực
Nguyên nhân phát sinh mạch thực
– Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Thực là do dương hỏa uất kết”.
– Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi: “Mạch Thực là do tà khí thịnh”.
– Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Tà khí và chính khí chống nhau, vì vậy đường mạch đầy chắc, ứng vào tay hữu lực (Thực)”.
– Sách ‘Y Thuật’ ghi: “Mạch Thực chỉ chủ về thực nhiệt, không chủ về hư hàn”.
Mạch huyền
Huyền là dây cung (hay dây đàn). Sức mạch đi như có sợi dây cứng thẳng. Phù án hay Trầm án cũng đều thấy cứng thẳng
Nguyên nhân phát sinh mạch huyền
– Mạch Huyền do hư lao, nội thương, khí trung tiêu không đủ, thổ (Tỳ Vị) bị mộc (Can) khắc
– Can chủ sơ tiết, điều sướng khí cơ, nếu tà khí uất kết ở Can, làm mất chức năng sơ tiết, khí uất không thông lợi, sẽ sinh ra mạch Huyền.
Hoặc các chứng đau, đờm ẩm, khí cơ ứ trệ, âm dương không hòa, mạch khí do đó bị căng ra, gây nên mạch Huyền”.
– Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Huyền chủ tà ở Can vượng, Tỳ yếu, bệnh ngược (sốt rét), đờm ẩm, đầy trướng, đau 2 bên hông sườn, sán khí, tích kết, chứng tý”.
– Mạch huyền là mạch tượng của can, của mùa xuân
Mạch khẩn trong đông y
– Khẩn là gấp, rít. Mạch đi có vẻ gấp và rít vì vậy gọi là Khẩn.
Nguyên nhân phát sinh mạch khẩn trong Đông y
– Do hàn khí làm ngưng trệ không tiết ra ngoài được, gây trở ngại khí dương không thông đạt được, chính và tà chống nhau, gây ra mạch Khẩn”.
– “Mạch Khẩn thấy ở chứng hàn, đau”.
– Mạch khẩn chủ bệnh đau bởi lạnh (hàn thống). Khí sức trong người suy kém, hàn tà xâm nhập, đánh nhau với khí huyết. Khí huyết rối loạn làm ngoài đau xương đau mình, trong đau ruột đau bụng v.v…
Mạch trường trong đông y
– Trường là dài. Sức mạch đi dù mạnh dù yếu đều chạy ra ngoài bản vị của mạch. Ví dụ : từ bộ xích chạy tuột ra cả ngoài bộ Thốn. Mạch Trường dài trái vói mạch Đoản ngắn
– Mạch Trường chủ về khí, khí huyết có mạch lạc đường lối phân minh là không rối loạn. Nếu khi có bệnh, thấy mạch Trường kèm theo mạch Hoãn thì bệnh gì cũng dễ trị.
Nguyên nhân phát sinh mạch trường
– “Mạch là phủ của huyết, mạch Trường thì khí vượng”.
– “Mạch Trường mà hòa hoãn, phù hợp với khí sinh trưởng của mùa xuân, vì vậy là tượng mạch của người khỏe mạnh”.
– ”Mạch Trường chủ về các bệnh hữu dư”
Mạch khổng (khâu)
– Mạch này nghĩa là rỗng không, rỗng không như cọng hành.
Nguyên nhân phát sinh mạch khổng
– Mạch Khổng chủ bệnh Huyết. Huyết ứ trệ không lưu hành điều hòa hay khi băng lậu, các loại bệnh mất máu.
– Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ giải thích: ”Mạch Khâu là do mất máu, khí không có chỗ quay về, dương không có chỗ nương tựa”.
– Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi:”Mạch Khâu là khí có thừa mà huyết không đủ, huyết không nhiếp được khí, vì vậy mạch khí hư mà Đại, giống như cọng hành”.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Y học cổ truyền.
Nguồn: duocthu.com