Tía tô có nhiều công dụng. Đặc biệt là trong Đông y. Tía tô là loài cây dễ trồng, sống quanh năm. Nó được trồng ở nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây này ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm.
Tía tô được trồng bằng hạt. Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Bài viết sẽ trình bày về tía tô. Và những công dụng chữa bệnh của tía tô trong y học cổ truyền là điều mà ít người biết. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích, giúp bạn có sức khỏe tốt trong cuộc sống.
Bạn biết gì về tía tô?
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến tía tô là một loại thực phẩm dùng trong chế biến để tạo hương vị đặc trưng cho món ăn. Ít ai biết đến rằng ngoài làm gia vị loại cây này còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền.
Tía tô được sử dụng trong y học cổ truyền gồm các vị: tô diệp, tô ngạnh, tô tử, thu hái từ cây tía tô họ Hoa môi. Vị thuốc có vị cay tính ấm quy kinh tỳ và kinh phế nên có công năng bình suyễn trừ đờm; dùng để chữa ho hóa đờm bình suyễn.
Tác dụng dược lí của tía tô?
Dịch chiết từ tô diệp làm tăng nhu động của ruột dạ dày, giãn phế quản. Điều đó chứng minh cho công năng kiện vị và chỉ ho trong điều trị. Tác dụng kháng khuẩn: Tía tô có tác dụng ức chế một số vi khuẩn đường ruột như vi khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng, tinh dầu tía tô có tác dụng diệt li amip.
Công dụng trị bệnh và một số bài thuốc có sử dụng tía tô.
Giải cảm hàn: dùng lá trong trường hợp bị cảm hàn. Có tác dụng làm ra mồ hôi hạ nhiệt cơ thể có sốt, đầu nhức đau răng. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác như trần bì, cam thảo dây, hương phụ mỗi thứ 12g hành tăm 8g. Cũng có thể chỉ dùng tô diệp, sinh khương mỗi thứ 6g. Hoặc chỉ cho riêng lá tía tô vào cháo nóng rồi ăn.
Kiện vị, chỉ nôn: dùng trong trường hợp tỳ vị bị ứ trệ, đầy trướng ì ách ăn uống không tiêu, buồn nôn, có thể phối hợp với khương hào, ngoài ra còn dùng khi người bị choáng váng say tàu xe.
Khử đờm chỉ ho dùng trong ngoại cảm phong hàn có ho nhiều đờm, đùng kết hợp một số vị thuốc như tô diệp, sinh khương mỗi thứ 8g, hạnh nhân bán hạ mỗi thứ 12g. Trường hợp mắc phải viêm khí quản mạn tính ho có nhiều đờm có thể dùng phương tam tử thang tô tử, lại phục tử, đình lịch tử, mỗi thứ 8g. Hoặc chỉ dùng tô tử lai pục tử mỗi thứ 12g. Phương thuốc này dùng tốt cho những người già bị viêm phế quản.
Một số tác dụng khác
Hành khí an thai, dùng khi can khí bị uất kết dẫn đến động thai; có thể phối hợp với chư ma căn(củ gai), ngải diệp. Trường hợp có thai mà nôn thì dùng tô ngạnh (cành tía tô ). Dùng kèm khương bán hạ đồng lượng 12g, trần bì 6g.
Tác dụng giải độc sát khuẩn: dùng tô ngạnh và tô diệp đốt xông khói. Hoặc nước xông hơi đẻ làm sạch môi trường trong nhà có bệnh sởi, đậu. Lá xoăn của tía tô xát vào chỗ mụn cơm mụn cớm sẽ bay đi. Ngoài ra còn dùng lá tô diệp để giải độc cua cá, thức ăn gây nên dị ứng, gây nôn mửa.
Ngoài ra tía tô còn có tác dụng cố thận tức là làm cho thận khỏe mạnh dùng cho bệnh di tinh mộng tinh.
Một số điều cần lưu ý
Những người biểu hư, mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm không nên dùng tía tô. Chất dầu của quả tía tô có tác dụng gây đại tiện lỏng. Do vậy những người ăn uống không tiêu hoặc đại tiện lỏng không nên sử dụng loại cây này.
Các bạn có thể tìm thêm các thông tin liên quan tại: Y học cổ truyền.
Nguồn: duocthu.com