Công năng của cam thảo - loại thuốc quan trọng trong y học cổ truyền

Cam thảo có nhiều công năng. Đây là loại thuốc quan trọng trong y học cổ truyền. Từ hàng trăm năm trước, cây Cam thảo đã được các phát hiện và sử dụng để chữa bệnh. Cam thảo ngoài là một vị thuốc tốt thì còn là thức uống quen thuộc với nhiều người. Ở nước ta có hai loại cam thảo là Cam thảo nam và Cam thảo bắc.Tuy hai vị thuốc có tên gọi gần giống nhau nhưng lại có đặc điểm và tác dụng chữa bệnh khác xa nhau.

Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy liệu có tốt và có phải ai cũng dùng được? Có cần phải dùng kèm với thảo dược nào khác hay không? Cần hiểu rõ cam thảo để tránh nhầm lẫn trong sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về công năng của cam thảo. Đặc biệt là trong y học cổ truyền.

Cam thảo là một vị thuốc hay được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau. Các bài thuốc trong cổ truyền hay sử dụng vị cam thảo.

Cao cam thảo có nhiều công năng

Cao cam thảo có tác dụng chữa loét dạ dày ở chuột thực nghiệm. Chất glycyrrhizin có trong cam thảo có tác dụng giảm viêm loét ở môn vị dạ dày chột thí nghiệm; còn có tác dụng tăng sự bài tiết dịch vị. Các chất flavonoid trong cam thảo như liquiritin, liquiritigenin.. có tác dụng ức chế ruột cô lập ở chuột lang; ngoài ra còn có tác dụng giải kinh giải co quắp và chống các vết loét. Cam thảo dùng lâu dẫn đến phù nề và tăng huyết áp.

Cam thảo có nhiều công năng trong y học.
Cam thảo có nhiều công năng trong y học.

Cao cam thảo và chất glycyrrhizin có tác dụng giải độc nhất định với trường hợp ngộ độc thức ăn hoặc trúng độc một số thuốc khác; chất glycyrrhizin sau khi thủy phân tạo thành chất acid glucorunic, chất này sẽ kết hợp với chất độc tăng cường giải độc cho gan đây chính là cơ chế giải độc, ngoài ra còn có tác dụng chống viêm nhiễm. giảm cholesterol máu. Có tác dụng chống ho tương tự với codein.

Kháng khuẩn – công năng đặc biệt của cam thảo

Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết cồn của cam thảo có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn đại tràng, lị amip và trùng roi. có nhà nghiên cứu còn thấy rằng cam thảo còn có tách dụng chữa rắn cắn.

Thành phần hóa học có trong dược liêu: gồm có saponin triterpenic là glycyrrhizin gây ra tác dụng dược lí, đường, tinh bột và chất nhựa.

Vị thuốc cam thảo được sử dụng trong y học cổ truyền là rễ của cây cam thảo có vị ngọt tính bình, quy vào kinh can tỳ, thông hành 12 kinh.

Công năng và chủ trị

Cam thảo có tác dụng ích khí, dưỡng huyết dùng trong bệnh khí khuyết hư nhược mệt mỏi thiếu máu; phối hợp vị thuốc với đẳng sâm, thục địa.

Cam thảo có tác dụng ích khí, dưỡng huyết dùng trong bệnh khí khuyết hư.
Cam thảo có tác dụng ích khí, dưỡng huyết dùng trong bệnh khí khuyết hư.

Nhuận phế, chỉ ho

dùng trong bệnh đau hầu họng, viêm họng cấp viêm họng mạn tính, viêm amidan, hoặc ho có nhiều đàm. Phối hợp với can khương và mạch môn, xạ can.

Tả hỏa giải độc

Cam thảo dùng trong bệnh mụn nhọt đinh độc sưng đau. Ngoài ra cam thảo còn đóng vai trò dẫn thuốc và giải quyết một số tác dụng phụ trong đơn thuốc. Ví dụ tong bài Tứ nghịch thang ( phụ tử, can khương, cam thảo).

Cam thảo có tác dụng hòa hoãn sức ôn nhiệt của phụ tử và can khương. ngoài ra nó còn có tác dụng điều hòa tính hàn, nhiệt của phương thuốc. Nếu phương thuốc mang tính nhiệt quá mạnh nó sẽ làm giảm tính nhiệt của phương và nếu quá hàn nó sẽ làm giảm tính hàn của phương thuốc.

Cam thảo là một bài thuốc quý.
Cam thảo là một bài thuốc quý.

Trong bài thuốc cổ truyền thường được sử dụng với vai trò là sứ có tác dụng điều hòa vị thuốc và dẫn thuốc vào các kinh. Hoãn cấp chỉ thống dùng trong điều trị dạ dày đau bụng gân mạch co rút, phối hợp với bạch thược.

Một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc

Không nên dùng cam thảo khi tỳ vị có thấp trệ, sôi bụng đầy bụng. Cam thảo nếu dùng lâu dễ bị phù nề. Không nên dùng cam thảo với cam toại, đại kích, nguyên hoa, hải tảo, khi dùng với tính chất bổ tỳ vị. Cam thảo thường được trích mật ong tăng khả năng quy kinh tỳ vị.

Đọc thêm bài viết bổ ích khác tại: Y học cổ truyền

Nguồn: duocthu.com