6 nguyên nhân phát sinh một số loại mạch đáng chú ý trong y học cổ truyền

Những nguyên nhân phát sinh một số loại mạch đáng chú ý trong y học cổ truyền. Bao gồm: mạch vi, mạch tế, mạch nhu, mạch nhược, mạch cách. Tại sao người trẻ cần chú ý mạch này? Tại sao người già có mạch kia? Bắt mạch trong trường hợp nào? Đây là những thắc mắc thường thấy. Không phải ai cũng dễ dàng trả lời được. Do đó, cần nắm được đặc điểm của từng loại mạch để vận dụng hiệu quả hơn.

Bài viết trình bày về những nguyên nhân phát sinh một số loại mạch đáng chú ý trong y học cổ truyền. Từ đó người đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về nội dung quan trọng này. Đây là thông tin mà nhiều người nên biết. Bởi nó rất hữu ích trong cuộc sống. Nhất là khi bạn càng lớn tuổi thì sức khỏe càng quan trọng.

Mỗi mạch khác nhau có nguyên nhân phát sinh khác nhau
Mỗi mạch khác nhau có nguyên nhân phát sinh khác nhau

Nguyên nhân phát sinh mạch vi

Trong số các loại mạch, vi là một loại đặc biệt.

Có thể hiểu, vi là nhỏ bé. Sách ‘Mạch Ngữ ‘ liên quan đến Đông y ghi: “Mạch Tế thì nhỏ, thẳng mà mềm, ứng dưới tay như sợi tơ, chỉ”.

Chương ‘Biện Mạch Pháp’ (Thương hàn luận) ghi: “Mạch Vi… do dương khí suy”. Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhãn’ ghi: “Mạch Vi… do khí và huyết đều hư”. Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Khí huyết hư suy thì sinh ra mạch Vi”.

Nguyên nhân phát sinh Mạch tế (tiểu)

Vi là nhỏ. Tiểu cũng là nhỏ. Vậy mạch vi khác gì mạch tiểu?

– Sách ‘Mạch Ngữ ‘ ghi: “Mạch Tế thì nhỏ, thẳng mà mềm, ứng dưới tay như sợi tơ, chỉ”.

– Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhãn’ ghi: “Mạch Tế nghĩa là nhỏ, hình tượng như sợi dây, mạch Vi thì lờ mờ khó thấy còn Tế thì rõ ràng, dễ thấy“.

Nguyên nhân phát sinh mạch tế

– Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: ”Mạch Tế do khí huyết đều hư, không đủ để thúc đẩy mạch hoặc do thấp tà ngăn trở mạch đạo gây ra”.

Mạch nhu (nhuyễn)

Mạch nhu cũng là một loại mạch đặc biệt mà chúng ta cần chú ý.

Nhu là mềm yếu. Sức mạch đi hoàn toàn vô lực, rất là mềm yếu, nhè nhẹ tay xem thì thấy ấn tay thì như không có, như bông trong nước

Mạch nhu rất mềm yếu, nhẹ nhàng ấn như không có.
Mạch nhu rất mềm yếu, nhẹ nhàng ấn như không có.

Nguyên nhân phát sinh mạch nhu có thể là:

– Những người già yếu có mạch Nhu, không sao. Những trai tráng và trẻ nhỏ có mạch Nhu không tốt

– Mạch Nhu chủ bệnh khí huyết suy kém, lắm mồ hôi. Dương khí không đủ lực bảo vệ bì phu, cho nên mồ hôi ra nhiều (tự hãn).

Mạch nhược

Nhu là yếu. Nhược cũng là yếu. Vậy hai loại này khác nhau thế nào?

– Nhược là yếu ớt. Mạch nhược ấn tay mới thấy, nhấc lên thì không

– Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi : “ Phù mà Tế gọi là Nhu, Trầm Tế mà mềm gọi là Nhược

Nguyên nhân phát sinh mạch nhược

– Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học’ ghi : “Âm huyết bất túc, không khua động được mạch đạo, dương suy, khí thiếu, khó làm cho huyết lưu thông, khiến cho mạch thấy Trầm Tế mà mềm, sinh ra mạch Nhược”.

– Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Nhược là âm hư mà dương khí suy”.

– Người già có mạch nhược cũng không lo ngại, vì tuổi già thì khí huyết phải suy.

Người già không cần phải lo ngại về mạch nhược.
Người già không cần phải lo ngại về mạch nhược.

Nguyên nhân phát sinh Mạch hư

– Hư nghĩa là ở giữa bất túc,nhược mà không lực. Vì vậy gọi là Hư”

– Sức mạch đi dù để nhẹ tay hay ấn nặng tay xuống xem đều thấy rộng ngang ra hai bên đầu ngón tay, nhưng trong thì rỗng tuyếch mềm xèo không rắn chắc, tức không có lực bất túc

Nguyên nhân phát sinh mạch hư

– Sách “Định Ninh tôi học mạch” ghi: Mạch Hư chủ bệnh khí huyết đều suy yếu quá mức hay làm hoảng hốt kinh sợ.

– Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Khí không đủ để khua động huyết thì mạch đến vô lực (hư); Huyết không đủ để nuôi dương khí thì mạch cũng Hư”.

Mạch cách

– “Cách” nghĩa là da, mạch rắn chắc như để tay đè lên mặt da trống. Sức mạch đi dù để nhẹ tay hay ấn nặng tay xuống thấy đều rắn chắc như có tiếng đánh bừng bực dưới tay ta vậy.

Nguyên nhân phát sinh mạch cách

– Sách “Định Ninh tôi học mạch” ghi: Mạch Cách chủ bệnh hao tinh tổn huyết. Nam nhân có mạch Cách hay bị di tinh, Nữ nhân có mạch Cách hay bị băng lậu, mang thai có mạch Cách hay bị hư thai”

– Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học’ ghi : “Mạch Cách là sự tương hợp giữa mạch Huyền và Khổng, do tinh huyết bên trong bị hư, khí không giữ được mà phù việt ra ngoài “.

Đọc thêm bài viết bổ ích khác tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: duocthu.com