Đái tháo đường là bệnh mãn tính được gây nên do rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, liên quan đến hormone insulin ở tuyến tụy. Đặc điểm chính của bệnh là lượng glucose tăng trong máu tăng, nếu hiện tượng này kéo dài trong một thời gian dài sẽ gây nên những biến chứng khó lường về bệnh tim mạch, thận,… Hiện nay có nhiều phương pháp được nghiên cứu thành công để điều trị đái tháo đường, tuy nhiên sử dụng thảo dược là cách an toàn nhất để tránh các tác dụng phụ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp 1 số loại thảo dược tốt được sử dụng trong điều trị đái tháo đường hiệu quả tại nhà.

1- Nhân sâm – Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

Ảnh minh họa 1
Ảnh minh họa 1

Theo một công trình nghiên cứu của Willian. J.Arion Giáo sư Trường Đại học Cornell đã chỉ ra rằng, nhân sâm là một vị thuốc quý trong điều trị bệnh đái tháo đường. Cụ thể, nhân sâm có tác dụng ngăn cản cơ thể hấp thụ glucose  ức chế glucose 6 phosphatase – một trong những enzim được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường. 

Cách dùng nhân sâm để điều trị đái tháo đường: Dùng 3 gam nhân sâm hãm lấy nước để uống hàng ngày. 

2- Hoài sơn

Trong y học cổ truyền, hoài sơn hay còn được gọi là củ mài, có vị ngọt, tính bình có tác dụng tiện tỳ chỉ tà, bổ phế thận. Hoài sơn được dùng dưới dạng bột, liều dùng từ 10g tới 20g. 

Cách dùng: 

  • Hoài sơn 50 – 100g, nấu cháo ăn thay cơm hàng tháng.
  • Hoài sơn 30g, Thục địa 12g, Sơn thù 10g, Bạch linh 10g, Thiên hoa phấn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Hoài sơn 15g, Hoàng kỳ 15g, râu ngô 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống/ngày.

3- Mướp đắng – Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

Ảnh minh họa 2
Ảnh minh họa 2

Trong thành phần của mướp đắng có chứa Glycosid và các Acid amin có tác dụng hạ thấp đường huyết. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do- nguyên nhân gây đái tháo đường.

Cách dùng: 

  • Mướp đắng thái mỏng, sấy khô. Hàng ngày hãm uống thay nước chè.
  • Đặc biệt lưu ý khi sử dụng mướp đắng, là không được dùng chung với huyền sâm.

4- Lạc 

Theo nghiên cứu của trường Đại học Y tế công cộng Harvard Mỹ, người ăn lạc ít nhất 5 lần/ tuần sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tới 250% so với người không ăn hoặc ít sử dụng lạc trong thực đơn. 

Trong lạc có chứa thành phần sắt và magie có tác dụng cân bằng insulin và glucose trong cơ thể với lý do insulin có thể chuyển hóa đường thành năng lượng mà căn bệnh đái tháo đường chỉ xuất hiện khi cơ thể không sản sinh được insulin hoặc sử dụng không đúng insulin.

Ảnh minh họa 3
Ảnh minh họa 3

5- Hà thủ ô Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

Theo y học cổ truyền, Hà Thủ Ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ can, bổ huyết,, hòa khí huyết, nhuận tràng. Lá và rễ củ hà thủ ô thường làm thuốc. Riêng rễ củ phải được bào chế với nước đậu đen mới dùng. 

  • Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường
  1. Hà thủ ô 12g, long nhãn 12g, Quyết minh tử (hạt muồng) sao 12g, lá dâu 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia uống 2 – 3 lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa mất ngủ ở bệnh đái tháo đường.
  2. Hà thủ ô 12g, Long nhãn 12g, Quả dâu chín 20g, Quy thận 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia uống 2 – 3 lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa bệnh thiếu máu ở người mắc bệnh đái đường.

6- Hoa hướng dương

Theo Đông y, Hướng dương có vị ngọt, tính bình. Hoa có tác dụng bổ dưỡng can thận, chỉ thống (giảm đau) hạ huyết áp. Dễ có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, bình suyễn, chỉ khái (cầm ho). Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Hạt hướng dương có tác dụng tư âm, chỉ ly, trừ mủ, thấu ban chẩn. Cụm hoa hướng dương chỉ chứng huyễn vựng (cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt…) đau răng, đau dạ dày, đau bụng. Thân, rễ có tác dụng chữa sỏi thận, tiểu tiện khó, phù thũng, ho hen, bạch đới…Hạt hướng dương chữa bệnh lị, sởi, kém ăn, nhọt lở. Lá hướng dương trị ngược (sốt rét) đắp bỏng nước sôi…

Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường: Rễ cây hướng dương 150g. Sắc uống trước khi ăn cơm, vào buổi sáng sớm uống liền 5 – 7 ngày.

7- Cây hoa phấn

Cây hoa phấn (mirabilis jalapa L) còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây Sâm ớt, Bông phấn, Nhân chi hoa đầu. Rễ củ hoa phấn có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, lợi tiểu hoạt huyết, tán ứ.

8 – Khoai lang 

Các nhà khoa học Nhật Bản đã điều chế thành dược phẩm cho người mắc bệnh đái tháo đường. Theo Tiến sĩ Bernhard Ludvik và cộng sự của trường đại học Vienna (Áo): Caiapo là chất kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 rất hiệu quả.

Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường:

1. Khoai lang, củ mài. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc lá khoai lang tươi 200g, bí đao 100g sắc uống ngày 1 tháng

2. Khoai lang, củ mài 2 thứ lượng bằng nhau, tán bột mịn, nấu chè với hạt vừng ăn hàng ngày.

Xem thêm các bài thuốc dân gian khác tại :

Nguồn: thaythuocvietnam.vn