Giãn dây chằng là một chấn thương thường gặp. Bất kể ai cũng dễ dàng mắc phải, đặc biệt là với những người chơi thể thao. Hoặc là những người thường phải vận động mạnh lặp đi lặp lại các động tác….
Hệ thống dây chằng có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng được cấu tạo bởi các mô sợi. Trong đó chiếm đến hơn 90% là các sợi collagen type 1. Các sợi này sẽ liên kết lại với nhau. Từ đó dây chằng tham gia vào việc kết nối xương khớp. Cùng với đó nó sẽ giúp cố định, bảo vệ sụn khớp.
Tình trạng giãn dây chằng xảy ra khi mô sợi bị kéo căng quá mức. Tuy nhiên chúng không bị đứt hoàn toàn. Nó khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn. Vùng bị tổn thương sẽ sưng nhưng không bầm tím. Cùng với đó là các khớp xương lỏng lẻo khiến cho các vận động không được vững.
Đối với chấn thương này, tình trạng phục hồi có thể diễn ra khá nhanh chóng. Tuy nhiên trong tình huống bạn không chú ý việc phục hồi cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh thuốc, có rất nhiều biện pháp hỗ trợ xử lý chấn thương này này một cách tự nhiên. Bạn nên kết hợp chế độ nghỉ ngơi cùng vật lí trị liệu và phục hồi chức năng theo chỉ dẫn của bác sỹ. Cùng với đó là bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho gân, xương khớp.
Thuốc chống viêm giảm đau
Người giãn dây chằng có thể dùng thuốc giảm đau phổ biến như paracetamol (acetaminophen). Hoặc các thuốc thuộc dòng giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) thường được dùng như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn. Các thuốc có tác dụng mạnh hơn có Indocin, Celebrex, Lodine, Mobic…
Các thuốc giảm đau kháng viêm thường không được chỉ định sử dụng kéo dài. Việc dùng thuốc NSAIDs trong điều trị cần cân nhắc đến hiệu quả giảm đau và những tác dụng không mong muốn của thuốc. Không để tình trạng lệ thuộc thuốc.
Tiêm corticoid
Tiêm corticoid trực tiếp vào gân, dây chằng giúp giảm nhanh và mạnh phản ứng viêm khu trú tại vị trí tiêm so với các thuốc kháng viêm truyền thống dùng đường uống như paracetamol, các thuốc NSAIDs
Việc xác định các vị trí tiêm chính xác nhằm đạt hiệu quả cao, tránh tổn thương thêm gân, cơ, dây chằng không phải luôn dễ dàng do các khớp có cấu trúc giải phẫu phức tạp. Chính vì vậy, việc tiêm corticoid vào gân, dây chằng khuyến cáo hết sức hạn chế và thận trọng, chỉ tiêm trong điều kiện vô khuẩn, có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (Plate rich plasma-PRP)
Sở dĩ cần lấy một nồng độ lớn tiểu cầu trong PRP vì tiểu cầu có chứa rất nhiều các yếu tố giúp chống viêm, làm lành vết thương và thúc đẩy tái tạo mô mới.
Công nghệ tế bào gốc tự thân PRP là công nghệ sinh học tự nhiên, thực hiện bằng cách tách tiểu cầu từ máu của chính người bệnh, tập trung với nồng độ cao (khoảng 3-7 lần nồng độ bình thường), đưa ngược trở lại vào từng vị trí cần thiết trên cơ thể người bệnh giúp hồi phục nhanh các tổn thương của mô bệnh, tăng sinh các mô khỏe mạnh và do đó làm chậm lại tiến trình lão hóa sinh lý của cơ thể.
Tuy nhiên chi phí khá cao, khoảng 4-5 triệu 1 mũi. Thường được chỉ định trong các trường hợp có rách đứt gân, dây chằng, sau mổ nối gân, mổ tái tạo dây chằng.
Thực phẩm bổ sung
Các thực phẩm bổ sung có chứa thành phần Collagen type 1, Mucopolysacharides thường được dùng bổ trợ trong quá trình hỗ trợ khắc phục các bệnh lý gân, dây chằng.
– Collagen type 1 chiếm tới 95 – 99% collagen trong gân và chiếm 90% collagen trong dây chằng. Do đó việc bổ sung collagen typ 1 giúp cung cấp nguyên liệu để tái tạo cấu trúc gân, dây chằng, duy trì độ dẻo dai và khả năng chịu lực cho gân và dây chằng. Hỗ trợ cho quá trình phục hồi gân, dây chằng..
– Mucopolysaccharides là thành phần quan trọng trong chất nền của cấu trúc gân, dây chằng, giúp liên kết các sợi collagen với nhau, từ đó thiết lập lại trình tự cấu trúc các sợi Collagen, giúp tái tạo hình dạng gân và dây chằng.
Bên cạnh đó các thực phẩm bổ sung cũng ít ghi nhận tác dụng không mong muốn, thường có thể sử dụng trong thời gian dài. Quan trọng cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp, nguồn gốc xuất xứ và các bằng chứng khoa học rõ ràng để đạt được hiệu quả trong quá trình hỗ trợ xử lý.
>> Tìm hiểu thêm thông tin hữu ích: Sức khỏe người lớn
Nguồn: suckhoedoisong.vn