Tìm hiểu công năng của nhân sâm - thuốc quý trong y học cổ truyền

Nhân sâm chính là cây thuốc quý, có nhiều công năng trong y học cổ truyền. Từ xa xưa, nhân sâm đã được mọi người coi như một loại thần dược quý hiếm, được sử dụng để tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ,… Hiện nay, trên thị trường nhân sâm được bán rất nhiều, đủ loại, như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, trà sâm, các loại mỹ phẩm có sâm…

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người thường xuyên bị đầy trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Bài viết sẽ cho người đọc một góc nhìn mới về cây nhân sâm. Đây là một loại cây có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Đặc biệt là trong y học cổ truyền.

Cây nhân sâm là gì?

Cây Nhân sâm là một cây thuốc quý, là cây sống lâu năm, cao chừng 0.6m. rể mẫm thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài. Lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì cây chỉ có một lá với 3 lá chét.

Nếu cây Nhân sâm được 2 năm cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu cây 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu 5 năm trở lên thì có 4- 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu.

Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân sâm mới có hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ, cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm.

Nhân sâm có nhiều công dụng mà ít ai biết.
Nhân sâm có nhiều công dụng mà ít ai biết.

Đặc điểm của nhân sâm

Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây Nhân sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợt cây được 4 – 5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống.

Vị thuốc dùng là rễ của cây Nhân sâm là một trong những vị thuốc đứng đầu của đông y: sâm, nhung, quế phụ. Vị ngọt hơi đắng tính ấm. Quy vào 2 kinh chính là tỳ và phế, đồng thời thông hành 12 kinh.

Tác dụng dược lý

Nhân sâm có tác dụng trấn tĩnh hệ thống thần kinh trung khu. Nước sắc có tác dụng làm giảm các hoạt động tự phát của chuột chó mèo.

Hỗn hợp Ginsenozit chiết từ nhân sâm có tác dụng ức chế thần kinh trung khu, Tác dụng giảm đau: dịch chiết của nhân sâm làm tăng huyết áp ở liều nhỏ, hạ huyết áp liều lớn.

Nhân sâm có tác dụng trấn tĩnh hệ thống thần kinh trung khu.
Nhân sâm có tác dụng trấn tĩnh hệ thống thần kinh trung khu.

Ngoài ra còn có tác dụng cường tim ếch. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các nguyên nhân độc hại vật lý, hóa học, hạ thấp đường huyết. Đáng chú ý là saponin từ rễ nhánh không có tác dụng tan máu.

Công năng và chủ trị của nhân sâm

Đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, làm khỏe thần kinh, trí não minh mẫn. Nhân sâm dùng trong trường hợp khí hư, kém ăn, bệnh đã lâu ngày, thân thể gầy yếu mất ngủ hay quên. Cơ thể háo khát hoặc trẻ con bị kinh giản. Hoặc sau khi mất máu nhiều.

Có thể chỉ dùng riêng vị nhân sâm dưới dạng thuốc hãm. Gọi là độc sâm thang, hoặc sâm phụ thang. Dùng khi cơ thể bị mất máu nhiều, trụy tim mạch, trạng thái vong dương. Khi cơ thể bị khí hư thì phối hợp với bạch linh bạch truật cam thảo. Khi cơ thể yếu mệt đoản hơi, tâm quý. Khi miệng khát, tân dịch thiếu, phối hợp với mạch môn ngũ vị tử.

Bổ phế bình suyễn – công năng đáng quý của nhân sâm

Nhân sâm có công năng dùng đối với bệnh ho do phế hư như ho lao, viêm khí quản, phế quản mạn tính. Các bệnh này có thể phối hợp với thục địa thiên môn đông.

Nhân sâm có công năng dùng đối với bệnh ho do phế hư.
Nhân sâm có công năng dùng đối với bệnh ho do phế hư.

Kiện tỳ sinh tân dịch chỉ khát: dùng khi cơ thể phiền khát, tân dịch khô kiệt, mắt khô sáp, môi nứt nẻ. Ngoài ra còn dùng trong các bệnh huyết áp thấp, cơ thể mệt mỏi đau dạ dày. Nói chung dùng nhân sâm đều cải thiện được hoạt động thể lực và tinh thần chống lại các Stress và các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số chú ý khi dùng thuốc: khi bị đau bụng đi ngoài lỏng hoặc bệnh có thực tà cũng không dùng; những người có huyết áp cao cũng không dùng.

Đọc thêm bài viết bổ ích khác tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: duocthu.com