7 loại mạch phải biết trong y học cổ truyền

7 loại mạch phải biết trong y học cổ truyền. Đó là các mạch: Đoản, động, tán, phục, xúc, kết, đợi. Những loại mạch này đã phổ biến trong y học cổ truyền từ rất lâu. Mỗi loại mạch lại có một ưu, nhược điểm riêng. Để làm chủ từng loại mạch, cần phải hiểu rõ chúng. Đó chính là nguyên nhân phát sinh các loại bệnh tiềm ẩn. Nếu không kịp thời phát hiện, sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt là những loại bệnh nan y.

Nhưng kiến thức này không hề dành cho mỗi bác sĩ. Người bình thường cũng nên biết về những loại mạch này. Bởi đây là những kiến thức cơ bản nhất của y học cổ truyền. Từ đó có cách bảo đảm sức khỏe của mình tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về 7 loại mạch phải biết trong y học cổ truyền.

Mạch đoản trong y học cổ truyền

Đoản là ngắn không dài. Sức mạch đi ngắn cụt, chỉ xê dịch yếu ớt ở dưới đầu ngón tay, không vượt ra ngoài đầu ngón tay được, tức là khí không đủ sức đẩy đi. Mạch Đoản ngắn trái với với mạch Trường dài

Nguyên nhân phát sinh mạch đoản

Mạch Đoản chủ bệnh khí thiếu (thiếu hơi thở, đoản hơi thở), bởi phế khí hàn trệ hay Vị khí suy nhược làm mệt nhọc, đoản hơi không thở được hơi dài. Bất luận bệnh gì hễ thấy mạch Đoản đều khó trị.

Bắt mạch giúp phát hiện được bệnh sớm hơn.
Bắt mạch giúp phát hiện được bệnh sớm hơn.

Mạch động

Động tức là sự chuyển động mà không đứng yên.

Sức mạch đi, nếu như để nhẹ tay thì không thấy, mà nếu ấn nặng ngón tay xuống suy tìm thì có chuyển động, nhưng nó lại quay quay chuyển động như hạt đậu xoay đi xoay lại ở nguyên một chổ ở phía dưới đầu ngón tay ta chứ không hề xê dịch đi lại ra vào

Nguyên nhân phát sinh mạch động

 Mạch Động chủ bệnh huyết thoát (mất máu), như bệnh băng, lậu, tả lỵ, ho ra máu… bệnh lâu ngày làm hư lao.

Mạch tán trong y học

– Tán là tan rã, là tản mát không tụ hội lại. Sức tản mát mơ màng không rõ

– Để nhẹ tay thì có, mà ấn nặng tay thì không có gì. Tức là mạch chỉ có phảng phất ở ngoài (biểu) không có ở trong (lý).

Mỗi loại mạch có đặc điểm khác nhau.
Mỗi loại mạch có đặc điểm khác nhau.

Mạch tán chủ bệnh khí tán: khí đã phân tán không hòa hiệp với huyết. Khí đã tán, không tụ lại đi trong đường mạch, tức là khí ở ngũ tạng lục phủ đều chia ly phân tán. Khó cứu trị.

Mạch phục

– Phục có nghĩa là tiềm phục, ẩn nấp

– Mạch phục đi nén vào bên cạnh gân xương, mà chìm sâu xuống. Khi xem phải để đầu ngón tay ấn sâu xuống, móc vào bên gân xương mà đun đi đẩy lại mới thấy.

Nguyên nhân phát sinh mạch phục

– Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi:”Mạch Phục do khí nghịch ở kinh lạc, mạch đạo không thông, hoặc khí thoát không tương tiếp… gây ra”.

Sách ‘Định Ninh tôi học mạch’ ghi: ” Mạch Phục …. nghĩa là tà khí ẩn phục ở trong, âm dương bị bế tắc không phát tiết thông đạt ra được.…

Mạch xúc

Xúc là một loại mạch quan trọng trong y học cổ truyền.

– Xúc là gấp, mau, nhanh. Sức mạch đi mau, đi nhanh như mạch Sác, nhưng bất thường ngừng lại một cái rồi mới đi lại, chứ không đi liên tục.

Nguyên nhân phát sinh mạch xúc

– Sách ‘Định Ninh tôi học mạch’ ghi: Mạch Xúc chủ bệnh nhiệt cực. Dương khí quá thịnh. Âm khí không đủ sức hòa hiệp cho cân bằng, nên dương nhiệt kết lại ở trong (lý phận).

Mạch tán rất quan trọng trong y học cổ truyền.
Mạch tán rất quan trọng trong y học cổ truyền.

Mạch kết trong y học cổ truyền

– Kết là kết chặt lại,. Sức mạch đi sít kết lại chậm trễ như mạch Hoãn, mạch Trì nhưng bất thường ngừng lại một cái rồi mới lại đi chứ không đi liên tục.

Mạch đợi (mạch đại # mạch đại-to lớn)

– Đợi là chờ đợi.

– Mạch đi nữa chừng không đủ khí sức đi liên tục, phải ngừng lại chờ đợi đợt khác đến thay mới có lực đi tiếp. Mỗi khi ngừng để chờ đợi ấy có số đếm của mạch đi nhất định chứ không bất thường như Xúc, Kết.

Nguyên nhân phát sinh mạch đợi

– Mạch Đợi chủ tạng khí suy. Nguyên khí của một tạng nào đó đã suy, nguyên khí của Tạng khác phải đến thay vào đó. Tức là 1 tạng đã tuyệt khí, dần dần sẽ đến tạng khác tuyệt khí

Đọc thêm bài viết bổ ích khác tại: Y học cổ truyền

Nguồn: duocthu.com