Nhiều người chỉ nghe đến hà thủ ô. Ít ai biết về hà thủ ô đỏ. Có thể nói, hà thủ ô là loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Tác dụng chữa bệnh của cây hà thủ ô đỏ là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, ít ai biết về cây hà thủ ô đỏ và công dụng chữa bệnh của nó.
Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, cây thuốc này còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét. Bài viết sẽ trình bày về cây hà thủ ô đỏ. Đồng thời cho thấy những công dụng chữa bệnh ít người biết của cây thuốc này. Đây là điều mà bạn nên biết về cây thuốc quy này.
Mô tả về cây thuốc
Là cây: Thuộc họ nhà dây leo, sống nhiều năm, thân rễ phồng thành củ, thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá cây mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm. Đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn; bẹ lá chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân; hoa tự chùm nhiều nhánh.
Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng; bao hoa màu trắng có 8 nhụy, bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau; đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại. Ba bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên. Vị thuốc là sử dụng rễ của cây hà thủ ô đỏ. Cây thường mọc hoang tương đối nhiều ở một số huyện của Hoàng Liên Sơn. Hiện nay bước đầu đã có kết quả. Có vị đắng chát, tính ấm quy vào 2 kinh là kinh gan và kinh thận.
Thu hái và chế biến: thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn.
Tác dụng dược lí của hà thủ ô đỏ
Antraglycozit trong cây có tác dụng làm tăng nhu động của ruột và dạ dày do đó có tác dụng kích thích tiêu hoa và kiện vị. Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng gây hưng phấn tim.
Chất lexetin có trong cây có tác dụng bổ thần kinh; có khả năng làm cho chất cholesterol trầm tích trong gan làm giảm tác dụng xơ cứng động mạch.
Tác dụng kháng khuẩn: với nồng độ pha loãng của dịch chiết 1/100 có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế Staphylococus aureus Streptococus.
Vị thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non, tác dụng này có ý nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm
Công năng của vị thuốc và một số bài thuốc dùng chữa bệnh
Có tác dụng bổ khí huyết dùng trong các trường hợp khí huyết đều hư. Cơ thể mệt nhọc vô lực, thở ngắn hơi. Thiếu máu da xanh gầy khô sáp, chóng mặt, nhức đầu. Râu tóc sớm bạc, ra mồ hôi trộm, tim loạn nhịp. Mất ngủ có thể phối hợp với thục địa long nhãn đẳng sâm bạch thược.
Bổ thận âm dùng khi chức năng thận âm kém dẫn đến lưng đau di tinh liệt dương phụ nữ thì bạch đới kinh nguyệt không đều có thể dùng bài thuốc sau: hà thủ ô 40g, hương phụ 40g, ngải cứu 16g, củ gai 20g, lá sung 40g, ích mẫu 20g, đậu đen 40g.
Tác dụng giải độc chống viêm dùng trong các trường hợp mụn nhọt thấp chân lở ngứa còn dùng để trị bệnh tràng nhạc( loa dịch) và điều trị viêm gan mạn tính
Nhuận tràng thông tiện dùng trong các trường hợp thiếu máu vô lực mà dẫn đến đại tiện bí táo. Ngoài ra còn dùng chữa trĩ, đi ngoài ra máu có kết quả tốt.
Lưu ý với hà thủ ô đỏ chưa qua chế biến sẽ có vị chát se; khi dùng cần ngâm với nước gạo rồi chế với nước sắc đậu đen.
Tham khảo thêm tại: Y học cổ truyền
Nguồn: duocthu.com