Phương thuốc y học cổ truyền chứa đựng những nội dung gì?

Phương thuốc y học cổ truyền chứa đựng những nội dung gì? Đây là thắc mắc mà nhiều người vẫn thường đặt ra. Đặc biệt là khi Đông y khác hoàn toàn với Tây y. Đông – Tây y phối kết hợp chính là xu thế phát triển tự nhiên và tất yếu của các nền y học trên thế giới. Nếu bạn chỉ giỏi Tây Y mà bỏ qua Đông y thì cũng sẽ không tốt.

Những hạn chế về thuốc trong y học cổ truyền là điều bạn nên biết. Tình trạng lạm dụng thuốc trong Đông y cũng là điều bạn nên chú ý. Do đó, bài viết này sẽ trình bày những nội dung cơ bản bạn cần biết. Chúng xoay quanh một phương thức y học cổ truyền. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích, giúp bạn có sức khỏe tốt trong cuộc sống.

“Thất phương” – 7 loại hình thái phương tễ

  • Đại phương: Gồm nhiều vị thuốc hoặc liều lượng cao để điều trị các loại bệnh nặng.
  • Tiểu phương: Có ít vị thuốc hoặc liều lượng thấp dùng để điều trị khi bệnh mới bắt đầu.
  • Hoãn phương: Tác dụng hòa hoãn, dùng điều trị bệnh mãn tính hoặc cơ thể suy nhược.
  • Cấp phương: Có dược lực mạnh, hiệu lực tác dụng nhanh, thường dùng điều trị bệnh cấp tính.
  • Kỳ phương: Phương thuốc chỉ có 1 vị thuốc đơn độc như “Độc sâm thang”,…
  • Ngẫu phương: Tạo thành từ 2 vị thuốc trở lên.
  • Phức phương: Được hợp thành từ 2 phương thuốc trở lên, dùng điều trị các bệnh phức tạp.

* Các phương thuốc ghi lại trong sách Thương hàn luận và Kim quỹ gọi là Kinh phương.

Những bài thuốc được lưu truyền lại gọi là Cổ phương, các bài mới được sáng lập gọi là Tân phương.

Cổ phương là những bài thuốc được lưu truyền lại
Cổ phương là những bài thuốc được lưu truyền lại

Nguyên tắc để xây dựng một phương thuốc hoàn chỉnh

Phải có các vị thuốc đảm nhận các vị trí QUÂN – THẦN – TÁ – SỨ.

– Quân: vị thuốc có tác dụng chính trong phương, có công năng chính, hoặc giải quyết các triệu chứng chính của hội chứng bệnh.

– Thần: một hay nhiều vị có tác dụng hỗ trợ vị thuốc Quân để giải quyết triệu chứng chính.

– Tá: Một hay nhiều vị thuốc có tác dụng giải quyết các triệu chứng phụ của hội chứng bệnh. Có nhiều nhóm Tá, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứng bệnh. Ngoài ra, vị Tá còn có tác dụng hạn chế tính độc.

– Sứ: Vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, hoặc giải quyết một triệu chứng phụ của bệnh. Cũng có khi mang tính chất hoà hoãn sự mãnh liệt của phương thuốc.

Cần nhiều nguyên tắc để xây dựng một phương thuốc hoàn chỉnh
Cần nhiều nguyên tắc để xây dựng một phương thuốc hoàn chỉnh

Cách nhận dạng các thành phần trong đơn thuốc.

– Vị quân thường mang tên bài thuốc; thường có lượng lớn trong phương; đôi khi lượng nhỏ nhưng tác dụng lại mạnh. Thông thường một phương thuốc chỉ có một vị quân; tuy nhiên những phương lớn để giải quyết những bệnh nan giải phải có hai vị quân.

– Vị thần thường nằm trong dãy phân loại của vị quân, song tác dụng kém hơn; có khi ở trong dãy phân loại khác, nhưng có tác dụng tương tự vị quân (tác dụng kém hơn).

– Vị tá: nằm trong dãy phân loại khác; có tác dụng giải quyết triệu chứng phụ nào đó của bệnh.

– Vị sứ: vị cam thảo thường đóng vai trò sứ trong phương thuốc. Nếu không có cam thảo, thì tìm trong phương một vị nào đó có tác dụng tương đối mạnh với một tạng phủ hoặc kinh lạc nào đó để dẫn thuốc vào kinh.

Có nhiều cách nhận dạng các thành phần trong đơn thuốc
Có nhiều cách nhận dạng các thành phần trong đơn thuốc

Công năng phương pháp

+ Mỗi vị thuốc trong phương thuốc đều có công năng riêng. Nhưng công năng của phương thuốc là công năng tổng hợp của các thành phần

+Thường dựa vào công năng của vị quân và thần để tìm ra công năng của phương thuốc

– Chủ trị của phương thuốc.

Dựa vào công năng của phương thuốc để đưa ra hướng điều trị

Liều lượng của thuốc trong phương thuốc.

– Liều trung bình của từng vị trong phương là 6, 8,12g ( với thuốc không độc).

– Với vị thuốc có độc thường liều thấp hơn; thường là 4-8g. Những vị có độc mạnh (cà độc dược, mã tiền chế…) cần dùng liều chính xác và tuân theo liều đã ghi trong dược điển Việt Nam.

– Đối với các lá, rễ tươi, khi dùng thì liều lượng có thể lớn hơn vài chục gam .

Đơn vị đo lường

Một đồng cân tương đương 3g78; nay lấy chẵn lá 4g. Tuy nhiên, với các vị thuốc độc, nếu trong phương ghi bằng đồng cân, thì phải cân theo số lượng thực của đồng cân.

Một lạng (ta) theo đơn vị cũ là 37g8, cũng làm tròn là 40g với các thuốc không có độc. Hiện nay, thường sử dụng gam (g), lạng (100g)

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: duocthu.com