Gan nhiễm mỡ dùng để chỉ tình trạng tỷ lệ tích lũy của chất béo trong gan lớn hơn 5% trọng lượng của gan.
Trong cơ thể người, gan là tạng lớn thứ 2. Chúng có chức năng như một nhà máy tổng hợp. Một mặt xử lý tất cả những gì chúng ta nạp vào cơ thể. Mặt khác gan lại lọc các chất độc trong máu. Cùng với đó là tổng hợp lipid, protein… Vì thế khi gan chứa quá nhiều mỡ, chức năng của chúng sẽ bị ảnh hưởng.
Những tổn thương ở gan dẫn đến tình trạng viêm, tạo nên xơ hóa gan. Khi đó cơ thể có thể bị suy kiệt vì thiếu dưỡng chất, rối loạn… Việc thực hiện các biện pháp chữa trị lúc này dường như là điều vô ích.
Mặc dù nguy hiểm, song do quá trình tích mỡ trong gan mất rất nhiều thời gian. Đồng thời những biểu hiện của chúng không quá rõ ràng. Điều này khiến nhiều người chủ quan. Họ vô tình bỏ qua những cảnh báo bất thường từ cơ thể. Chính nó là nguyên nhân tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tước đi tính mạng của người bệnh.
Gan nhiễm mỡ chỉ có ở nam giới
Hiện nay, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng gan nhiễm mỡ có nguy cơ cả ở hai giới nam và nữ. Mỡ gan là bệnh nhiều nam giới mắc phải. Tuy nhiên nữ giới cũng có nguy cơ mắc cao.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
– Uống nhiều rượu.
– Sử dụng quá liều quy định một số loại thuốc như acetaminophen.
– Mang thai.
– Cholesterol máu cao.
– Hàm lượng triglycerid máu cao.
– Suy dinh dưỡng.
– Hội chứng rối loạn chuyển hóa.
Đây chỉ là bệnh về gan
Gan có chức năng trao đổi chất, hợp thành dịch mật, đào thải, giải độc, miễn dịch, đông máu… Chúng có khả năng tái sinh và đền bù rất mạnh. Khi cơ quan lớn mạnh này của cơ thể có vấn đề, có nghĩa là các bộ phận khác đã bắt đầu thương tổn.
Bình thường hàm lượng mỡ trong gan chiếm 1% – 4%. Nếu siêu âm cho thấy hàm lượng mỡ vượt quá 5% là gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ. Vượt quá 10% là mức độ trung bình. Vượt quá 25% thì là đã ở mức nặng. Khi lượng mỡ trong gan quá nhiều sẽ gây nên tình trạng viêm gan. Lúc đó, các triệu chứng chính sẽ là chán ăn, sụt cân, đau bụng hoặc mệt mỏi nhiều và vàng da. Theo thời gian sẽ thành viêm rồi phát triển thành gan nhiễm mỡ gây xơ hóa, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.
Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể tái tạo bằng cách thay thế các tế bào cũ hoặc tế bào bị hư hỏng bằng các tế bào mới. Khi gan phải hoạt động với công suất lớn để loại bỏ chất béo, thì các mô sẹo (xơ gan) sẽ tích tụ . Nó khiến gan khó vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ thể và làm tăng áp lực trong tĩnh mạch. Các biến chứng tiềm ẩn từ xơ gan bao gồm: Bầm tím, chảy máu, suy thận, ung thư gan, tiểu đường và cuối cùng là suy gan.
Chưa có triệu chứng thì chưa cần điều trị
Vì tình trạng lắng đọng mỡ gan xảy ra từ từ nên giai đoạn đầu đa phần đều không có dấu hiệu rõ rệt. Chỉ khi đi siêu âm, xét nghiệm máu hoặc chụp cắt lớp mới phát hiện được. Tuy nhiên, một số trường hợp gan nhiễm mỡ có thể gặp các dấu hiệu. Cụ thể như: Mệt mỏi, đau tức hoặc nặng vùng gan. Nguyên nhân là do sự khác biệt về độ nhạy cảm của cơ thể. Thời gian và mức độ xuất hiện triệu chứng ở từng người không giống nhau.
Khi vào giai đoạn sau sẽ có các dấu hiệu: Đau bụng, vàng da, nôn và buồn nôn… Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng. Quá trình xử lý bệnh sẽ khó khăn hơn.
Gan nhiễm mỡ ở thời kỳ đầu có thể thông qua thay đổi phương thức sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống, sản phẩm bổ sung và luyện tập sức khỏe hợp lý sẽ khôi phục lại bình thường.
Nghiện rượu bia mới bị gan nhiễm mỡ
Uống rượu hay bất cứ thứ gì khác vượt quá giới hạn an toàn đều có thể khiến cơ thể có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ. Giới hạn an toàn cho nam giới và nữ giới là 14 đơn vị rượu mỗi tuần. Mỗi đơn vị rượu tương ứng với một ly rượu nhỏ (125ml).
Các yếu tố khác cũng có thể khiến cho cơ thể có nguy cơ phát triển tình trạng bệnh. Ví dụ như: Một chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường có thể là yếu tố nguy cơ không nhỏ gây nên bệnh. Trên thực tế, khi bị thừa cân hoặc mắc bệnh tiểu đường, thì nguy cơ phát triển bệnh là trên 30%. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân tiềm ẩn khác bao gồm: Tiền sử gia đình bị gan nhiễm mỡ, giảm cân nhanh, dùng steroid thường xuyên.
Bệnh này không do rượu phát triển khi gan phải hoạt động để phân huỷ chất béo. Các triệu chứng có thể có bao gồm: Buồn nôn, nôn, đau và vàng da. Nếu không được xử lý có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn và suy gan.
Ăn chay có thể ngăn ngừa và giảm bệnh
Thực phẩm chay sẽ làm cho cơ thể dung nạp quá ít chất béo. Chất béo trong cơ thể phân giải quá nhiều không những không thể khắc phục gan mà còn làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, người ăn chay dung nạp không đủ protein còn hợp thành protein chất béo chậm. Chất béo vận chuyển trở ngại, mọi thứ nặng thêm.
Vì vậy, muốn thông qua đồ ăn chay đuổi trừ bệnh là không hợp lý. Chỉ có phối hợp ăn uống hợp lý, có năng lượng thích hợp mới cải thiện được gan không còn nhiễm mỡ.
Ăn nhiều hoa quả là tốt
Trong hoa quả giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ, những chất này đều thúc đẩy chất béo trao đổi. Tuy nhiên, lượng đường trong hoa quả khá cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn trao đổi của đường, gây ảnh hưởng không tốt cho đường huyết. Ngoài ra, nhiều loại đường trong cơ thể có thể chuyển hóa thành chất béo, làm nặng thêm gan nhiễm mỡ.
Vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ có được ăn nhiều hoa quả hay không, ăn loại hoa quả nào, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào nên dựa vào tình trạng cơ thể để định đoạt.
Bệnh ít người mắc
Chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng rượu bia nhiều, tỷ lệ béo phì cao có thể là lý do làm cho bệnh gan nhiễm mỡ phát triển nhanh hơn. Có khoảng 25-30% người bị gan nhiễm mỡ trong tổng dân số. Và trong số những người bị bệnh này có khoảng 15% người bị bệnh gan ở mức nghiêm trọng có thể dẫn đến xơ gan và ung thư.
Bạn mắc gan nhiễm mỡ do béo phì hoặc do thói quen ăn uống? Tập thể dục thể thao nhiều hơn là điều không thể thiếu. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh và ngũ cốc. Bên cạnh đó, hãy thay thế thịt đỏ (ví dụ: thịt bò) bằng những loại thịt có protein ít béo như thịt gà hay cá.
Một điều may mắn là gan nhiễm mỡ thường không gây ra các tổn thương gan vĩnh viễn. Lá gan của chúng ta có khả năng tự hồi phục nếu được chăm sóc thường xuyên, đúng cách.
Thường xuyên tăng cường sức khỏe cho lá gan, bổ trợ kịp lúc khi lá gan mới suy yếu là cách tốt nhất. Để làm tốt điều này, bạn có thể tìm kiếm 2 chế phẩm chăm sóc gan theo phương pháp ly tách enzyme củ quả. Hoặc phương pháp định chuẩn hướng gan. Đây là thành quả từ các công trình nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học để bổ sung thường xuyên.
Nguồn: suckhoedoisong.vn