U mềm lây ở trẻ em là 1 dạng bệnh phát ban và do virus gây ra. U mềm lây thường không gây đau đớn nhưng sẽ khiến bé bị ngứa, dễ để lại sẹo. U mềm lây ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng da do virus Molluscum contagiosum gây ra. Bệnh gây ra các vết u mềm hoặc tổn thương lành tính ở các lớp biểu bì trên cùng của da. Cùng hbv.com.vn tìm hiểu một số thông tin về bệnh trên ở trẻ.

Các nốt u mềm lây ở trẻ em thường không đau

húng sẽ tự biến mất và đôi lúc sẽ để lại sẹo. Thời gian virus tồn tại trên da mỗi bé sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, các nốt u mềm có thể tồn tại từ hai tháng đến bốn năm. Thực chất, loại bệnh da liễu này khá phổ biến ở trẻ nhỏ cũng như các bé ở độ tuổi dậy thì.

Các nốt u mềm lây ở trẻ em thường không đau

Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin hữu ích xoay quanh tình trạng phát ban này chẳng hạn như biện phòng tránh và cách chữa để bố mẹ có thể giúp con cảm thấy thoải mái hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc phải u mềm lây mẹ có thể không ngờ

Virus u mềm lây gây phát ban sau khi xâm nhập vào vết thương nhỏ trên da, bé tiếp xúc gần với da của người mắc bệnh. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải căn bệnh ngoài da này khi chạm vào đồ vật có virus trú ngụ, chẳng hạn như đồ chơi, quần áo, khăn tắm và drap trải giường. Các vết sưng đỏ do u mềm lây gây nên thường xuất hiện từ 2–6 tuần sau đó.

Bên cạnh đó, bệnh ở trẻ em có nguy cơ xuất hiện nếu như bé có sức đề kháng miễn dịch yếu. Hoặc là trẻ đang mắc phải các bệnh về da khác (chàm), môi trường xung quanh con ẩm mốc. Trẻ từ 1-10 tuổi thường nằm trong đối tượng dễ mắc bệnh u mềm lây.

Cách chữa trị bệnh ở trẻ em

Hầu hết các trường hợp, các vết này ở trẻ em sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Mỗi vết sưng sẽ tự lành sau khoảng 2-3 tháng. Các nốt u mới có thể xuất hiện khi các nốt cũ biến mất, vì vậy có thể mất 6-12 tháng (và đôi khi lâu hơn) để u mềm lây biến mất hoàn toàn trên da bé.

Đôi khi, bác sĩ sẽ dùng đến các thủ thuật cần thiết để giúp những nốt u lặn nhanh hơn:

  • Đốt điện
  • Uống thuốc
  • Kê đơn kem bôi đặc trị
  • Phẫu thuật lạnh với ni tơ.

Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị u mềm lây ở trẻ

Khi bị bệnh này, sẽ xuất hiện những u thịt nhỏ trên những vùng da bị lây như vùng mặt, mí mắt, nách và đùi. Điều đặc biệt, u mềm lây không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Những u thịt này không gây ngứa, đau, hoặc sưng tấy. Các khối u có kích thước nhỏ hơn 0,5cm. Bên cạnh đó, nó có dạng hình tròn đi kèm theo một vết lõm ở giữa và có dịch màu trắng sáp chứa virus gây bệnh. Nếu u này bị vỡ ra trong quá trình tiếp xúc, làm dịch trắng sáp chảy ra. Thì sẽ khiến virus lan sang các vùng da lân cận và phát tán ra môi trường bên ngoài. Vì vậy, bệnh có thể lây sang những người xung quanh gây nguy cơ mắc bệnh.

Cách ngăn ngừa bệnh u mềm lây ở trẻ em

Trẻ bị bệnh vẫn có thể đi học, đến trường như bình thường. Tuy nhiên, bạn hãy hướng dẫn con yêu thực hiện một số biện pháp để tránh virus nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận cơ thể khác hoặc vô tình lây virus sang cho bạn bè, chẳng hạn như:

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên
  • Không gãi. cào hoặc chọc vỡ nốt u mềm
  • Vệ sinh cơ thể sau khi vừa đi ra ngoài về
  • Hạn chế tiếp da quá gần với mọi người xung quanh
  • Không dùng chung quần áo, khăn mặt, đồ chơi với bạn
  • Cho con bận quần áo dài tay khi đến nơi đông người hoặc lấy băng gạc chống thấm nước che lại những nốt u nếu bạn cho bé đi bơi.

Hy vọng bài bài viết đã giúp bạn biết được bệnh u mềm lây ở trẻ em. Nếu vẫn còn lo lắng cho trẻ. Các mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ da liễu để được khám và giải đáp các thắc mắc.