Nhiều người cho rằng bệnh tiểu đường chỉ có thể xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên trẻ em cũng có nguy cơ cao bị tiểu đường. Nhưng, những năm gần đây quan niệm đó đã thay đổi, tuổi mắc bệnh đái tháo đường típ 2 đang ngày càng trẻ hóa. Bệnh đái tháo đường típ 2 đã xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên. Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và xét nghiệm tiểu đường cho trẻ là rất cần thiết. Căn bệnh này đã trở nên phổ biến do sự bùng phát của béo phì, bệnh đặc trưng bởi việc cơ thể không đáp ứng với insulin. Hãy cùng hbv tìm hiểu xem bệnh này là gì nhé!
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Khi chúng ta ăn tinh bột (cơm, bún, phở…), enzyme của hệ tiêu hóa sẽ phân cắt các đường phức thành đường đơn glucose và được hấp thu vào máu. Lượng glucose trong máu khi ăn tăng lên sẽ kích thích tuyến tụy tiết insulin. Dưới tác dụng của insulin, glucose sẽ được đưa vào tế bào để cất giữ cũng như để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Như vậy, lượng đường trong máu sẽ giảm về mức bình thường.
Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1, người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể sản xuất insulin. Nhưng cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường. Glucose được hấp thụ vào các tế bào và thực hiện chức năng cung cấp năng lượng kém hơn bình thường. Điều này làm cho lượng đường trong máu tăng cao, kích thích tuyến tụy sản xuất insulin nhiều hơn.
Có nhiều cách để kiểm soát chất lượng đường trong máu. Trẻ em và thanh thiếu niên bị tiểu đường tuýp 2 có thể kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục. Một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải tiêm insulin trực tiếp vào cơ thể.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em xuất hiện?
Trẻ em mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 do các yếu tố di truyền và sinh học. Tuy nhiên, một số nguy cơ do yếu tố di truyền, chẳng hạn như có cha mẹ bị tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, lý do chủ yếu và thường gặp nhất là do con bạn bị béo phì.
Hội chứng buồng trứng đa năng ở các bé gái cũng thường liên quan đến kháng insulin. PCOS là một vấn đề nội tiết tố có thể làm các buồng trứng phình to và hình thành các túi chứa đầy dịch. Bé gái bị PCOS thường có kinh nguyệt không đều hoặc thậm chí vô kinh, dễ mọc nhiều lông trên khuôn mặt và cơ thể. PCOS cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sinh sản.
Làm thế nào bạn biết được con bạn có bị tiểu đường?
Bệnh đái tháo đường típ 2 thường âm thầm tiến triển trong cơ thể. Vì vậy, giai đoạn đầu bệnh hầu như không có triệu chứng. Theo thời gian thì đường huyết sẽ tăng cao, kéo dài. Trẻ em hoặc thiếu niên những người mắc có thể:
- Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên vì cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng đúng cách.
- Đi tiểu thường xuyên: Thận thích ứng với tình trạng nồng độ glucose trong máu cao bằng cách đào thải thêm đường trong nước tiểu. Do vậy trẻ em có đường huyết cao sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.
- Uống nhiều nước: Bởi vì đi tiểu quá thường xuyên khiến bé mất quá nhiều nước. Trẻ cần uống rất nhiều để duy trì lượng nước bình thường trong cơ thể.
Một số trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh này, kháng insulin hoặc béo phì cũng có thể mắc bệnh gai đen. Một bệnh lý ở da, làm xuất hiện những vùng da dày, đen, mịn.
Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con bạn?
Trẻ bị tiểu đường tuýp 2 có nhiều khả năng mắc bệnh cao huyết áp, nồng độ chất béo trong máu bất thường. Khi những vấn đề này kết hợp lại với nhau, các bác sĩ gọi đây là hội chứng chuyển hóa.
Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra các biến chứng lâu dài ở một số trẻ, bao gồm:. Bệnh tim, đột quỵ, suy giảm thị lực và tổn thương thận. Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra các vấn đề mạch máu, dây thần kinh,… Những vấn đề này thường không xuất hiện ở trẻ em hoặc thiếu niên.
Làm thế nào các bác sĩ chẩn đoán bệnh ?
Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết khám. Sau khi xác định chẩn đoán đái tháo đường típ 2, bác sĩ sẽ tư vấn cho trẻ chế độ ăn và tăng cường tập thể dục. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể xác định người mắc bệnh tiểu đường hay không bằng xét nghiệm lượng glucose trong máu. Thậm chí nếu một đứa trẻ hay thiếu niên không có bất kỳ triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra ở trẻ có nhiều khả năng mắc bệnh.
Các bài viết của hbv chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: hellobacsi.com