Top những phương pháp vấn chẩn trong tứ chấn

Top những phương pháp vấn chẩn trong tứ chấn mà bạn cần biết. Cần phải biết những phương pháp này để vấn chẩn được tốt hơn. Tứ chẩn đông y bao gồm: Vọng, văn, vấn, thiết. Đây là những là bước đầu để chuẩn đoán bệnh. Do đó, chúng là những nội dung rất quan trọng. Nếu không chú ý có thể gây ra những sai sót không đáng có sau này.

Phương pháp bắt bệnh trong Đông y hoàn toàn khác với Tây y. Thậm chí có nhiều điều phải chú ý hơn. Bài viết này sẽ trình bày về top những phương pháp vấn chẩn trong tứ chấn. Từ đó giúp bạn có cái nhìn khái quát và rõ ràng hơn về y học cổ truyền. Tùy vào mục đích khác nhau sẽ có những phương pháp khác nhau. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp bạn có sức khỏe tốt hơn.

4 phương pháp đó gọi là tứ chẩn: Vọng, văn, vấn, thiết

Khi chẩn đoán bệnh tật, người thầy thuốc xưa dùng 4 phương pháp kết hợp với nhau, không thể tách rời nhau trong biện chứng bệnh tình để có thể đưa ra phương pháp trị liệu đúng đắn, 4 phương pháp đó gọi là tứ chẩn: Vọng, văn, vấn, thiết.

Tuy nhiên ngày nay, thầy thuốc YHCT nhiều khi phải kết hợp với các phương pháp của YHHĐ như siêu âm, nội soi, xét nghiệm máu,… mới đưa ra được kết luận chính xác về bệnh tật.

Phương pháp Vấn chẩn trong tứ chấn

Bắt được bệnh giúp bốc thuốc tốt hơn
Bắt được bệnh giúp bốc thuốc tốt hơn

Là phương pháp hỏi của người thầy thuốc đối với bệnh nhân.

– Hỏi tên tuổi, nơi ở, nghề nghiệp: Việc hỏi này thường tiến hành đầu tiên để lấy số liệu lưu trữ bệnh án.

– Hỏi tiền sử bệnh và các triệu chứng bệnh hiện tại. Cần quan tâm cả các số liệu như siêu âm, hóa nghiệm, điện tâm đồ, điện não đồ,…(nếu có).

Hỏi về hàn nhiệt – phương pháp vấn chấn quan trọng

+ Sợ lạnh: bệnh mới mắc mà sợ lạnh là ngoại cảm phong hàn. Bệnh lâu ngày sợ lạnh, kèm chân lạnh là chứng dương hư, lý hàn.

+ Phát sốt: Phát sốt có quy luật hoặc sốt ngày càng cao là triều nhiệt. Trong ngực phiền nhiệt kèm nóng lòng bàn tay chân là ngũ tâm phiền nhiệt.

Cảm giác nóng nhức trong xương gọi là cốt chưng lao nhiệt. Sốt cao, miệng khát, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, biểu hiện chứng lý thực nhiệt.

Sốt lâu ngày, triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, cốt chưng, gò má đỏ là âm hư nội nhiệt.

Bệnh mới mắc, vừa sợ lạnh vừa sốt là do ngoại cảm; sợ lạnh sốt ít là biểu hàn, sốt nhiều sợ lạnh ít là biểu nhiệt.

Lúc nóng lúc rét (hàn nhiệt vãng lai) không có quy luật là chứng bán biểu bán lý, có quy luật thời gian là sốt rét.

Hỏi về bệnh giúp bắt bệnh tốt hơn
Hàn nhiệt là nội dung quan trọng cần hỏi trong bắt bệnh

Hỏi về mồ hôi

Sợ lạnh, phát sốt, có mồ hôi là biểu hư, không có mồ hôi là biểu thực. Sốt cao, ra mồ hôi nhiều, mạch hồng đại là lý nhiệt

Chứng tự ra mồ hôi (tự hãn) là khí hư, dương hư. Ngủ ra mồ hôi (mồ hôi trộm, đạo hãn) là âm hư

Toàn thân ra mồ hôi, ra nhiều không dứt, chân tay lạnh, người lạnh là dương khí muốn tuyệt (gọi là chứng thoát dương, choáng trụy mạch).

Hỏi về ăn uống, khẩu vị

Miệng khát và uống nước: Miệng khát uống nước nhiều, thích uống nước lạnh là do thực nhiệt. Miệng khát mà không thích uống thuộc hư nhiệt

Nôn mửa, ỉa chảy, khát nước là tân dịch bị tổn thương. Miệng không khát, không thích uống nước là do hàn

Thèm ăn và ăn: Bệnh mới không thèm ăn là do thức ăn tích trệ, ngoại cảm kèm thấp, khí trệ ở tỳ vị,…

Bệnh cũ ăn kém là do tỳ vị hư nhược, thận dương hư. Ăn nhiều, mau đói là vị hỏa mạnh. Đói mà không muốn ăn là vị âm hư.

Khẩu vị: Miệng đắng thuộc nhiệt, thường do nhiệt ở can đởm. Miệng vị chua hôi là trường vị tích nhiệt, miệng hôi là do vị hỏa tích bên trong.

Miệng nhạt do đàm trọc hư chứng. Miệng ngọt do thấp nhiệt ở tỳ.

Ngoài ra cũng nên hỏi về chế độ ăn uống, khẩu vị của bệnh nhân
Ngoài ra cũng nên hỏi về chế độ ăn uống, khẩu vị của bệnh nhân

Hỏi về đại tiện – phương pháp vấn chấn không thể bỏ qua

  • Đại tiện táo: số lần đi ngoài giảm ít, đi khó, lượng phân ít

Bệnh mới, táo, bụng đầy trướng thuộc thực nhiệt

Bệnh cũ, người già, phụ nữ có thai bị táo là do tân dịch giảm, khí hư, âm hư, huyết hư.

  • Đại tiện lỏng

Phân đặc, mùi thối là do lý nhiệt, tích trệ

Phân loãng ít thối là do tỳ vị hư hàn

Ỉa chảy như nước, tiểu tiện ít là do thủy thấp tràn xuống dưới

Ỉa chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tả) là tỳ thận dương hư

Đại tiện trước rắn sau loãng là tỳ vị hư nhược

Đại tiện ra máu mũi, mót rặn là bệnh lỵ do thấp nhiệt ở đại tràng

Tham khảo thêm ở: Y học cổ truyền.

Nguồn: duocthu.com