Hầu hết các chấn thương trong khi chơi thể thao đều xảy ra do tác nhân vật lý. Những tác động lực từ bên ngoài có thể gây tổn thương bên ngoài da đến bên trong cơ thể. Ví dụ như trày xước ngoài da đến rách sợi cơ, đứt dây chằng, nứt xương,… Để phòng tránh các chấn thương khi luyện tập thì việc nắm rõ các nguyên nhân rất quan trọng. Có thể mọi người đã biết trước một số tác nhân từ trước. Thế nhưng việc hiểu rõ bản chất vấn đề thì chưa chắc đâu nhé.
Bạn cần phải hiểu tườm tận bản chất nguyên nhân gây chấn thương thì mới phòng ngừa hiệu quả được. HBV muốn giúp đỡ mọi người để bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt. Và bằng cách chia sẻ chi tiết nhất và những tác nhân dẫn đến chấn thương phổ biến nhất. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Tác nhân vật lý gây chấn thương – Cơ bắp hoạt động quá nhiều
Vận động lặp đi lặp lại là yếu tố bên trong thứ hai liên quan đến các vết thương cơ xương. Giá như chúng ta được sắp xếp hợp lí sao cho các cơ và gân tạo ra sự vận động quanh các trung tâm hoàn chỉnh tức thời của sự quay khớp thì sẽ không có vấn đề vận động lặp đi lặp lại. Vì một số lí do, không có như vậy. Khi cơ bắp mệt mỏi vì sự hoạt động lặp đi lặp lại; rung, giảm tuần hoàn vì nhiệt độ lạnh hoặc áo quần chật chội; thì mô hình vận động bị phá hoại và khớp bắt đầu vận động lệch khỏi sự sắp xếp cơ học bình thường; và phá hoại mô một cách bất thường.
Sự sắp xếp kém các phân đoạn của các bộ phận cơ thể tạo ra một tình huống tương tự; và có khả năng gây ra thương tích thông qua sự vận động lặp đi lặp lại. Davies đã bàn luận về tác động của bàn chân úp sấp làm tăng sự quay giữa của xương chày; một sự tăng góc Q của cơ tứ đầu đùi; một lực nằm ngang tăng lên ở xương bánh chè; và một hội chứng đau bánh chè đùi sinh ra theo (Davies, 1980).
Các vết thương do vận động lặp đi lặp lại bình thường đều thông qua quá trình thoái hóa nhanh. Song Cantu (1981) đã chỉ ra rằng stress vận động lặp đi lặp lại ở thiếu niên làm chậm quá trình lớn; sớm đóng kín các tấm lớn trước khi trưởng thành.
Va chạm, tác động lực bên ngoài gây chấn thương
Chấn thương là một biến cố bên ngoài do ngã, tiếp xúc với một cá thể khác hoặc với vật thể khác ví dụ gậy bóng chày. Mức độ nặng nhẹ của chấn thương va chạm sẽ phụ thuộc vào mômen, kích cỡ và phương hướng của vật thể bên ngoài và vào tư thế cơ thể, thế ổn định và thiết bị bảo vệ của bản thân mỗi người.
Tác nhân vật lý gây tổn thương từ bên trong
Sự vận động quá mức và vận động lặp đi lặp lại là những nguyên nhân bên trong gây chấn thương; chỉ phụ thuộc vào cá nhân chứ không vào môi trường. Thí dụ về quá mức là hoạt động co rút quá mức (như khi cơ tứ đầu đùi hoặc cơ gót đau sau khi chạy đua); hoặc do thời gian vận động kéo dài (như khi gân kheo đau sau khi vượt qua một thử thách). Mặc dù các tai nạn do co rút; và kéo căng thường được dẫn ra làm ví dụ riêng rẽ về vận động quá mức. Cả hai chấn thương thí dụ này đều có liên quan đến hoạt động cơ lệch tâm.
Khi chạy, cơ tứ đùi đầu co rút lệch tâm giữ cho đầu gối khỏi soắn (một tư thế “co rút”) trong khi vượt chướng ngại thì các cơ gân kheo co rút lệch tâm để duỗi háng và biên độ của đầu gối (một tình huống “stress”). Mặc dù co rút lệch tâm có hiệu quả về mặt sinh lý, thường vẫn có những chỗ rách li ti gây đau.
Thương tích do hoạt động lệch tâm liên quan đến sự việc là cơ bắp sản sinh ra lực cùng với sự tăng chiều dài các sarcomere; và làm đứt các chuỗi sắp xếp sarcomere (Friden và CS, 1986). Hoạt động quá mức không phải là một vấn đề đơn giản với sức mạnh; hoặc chiều dài của cơ bắp; sắp xếp thời gian và phối hợp với các cơ bắp đối kháng cũng là những tác nhân quyết định.
Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thể thao bổ ích khác qua đây:
Nguồn: dieutridau.com