Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ. Vào thời điểm giao mùa, bệnh thường phát nhiều hơn. Tuy là loại bệnh thông thường và dường như đứa trẻ nào trong đời cũng bị bệnh tay chân miệng một lần. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà mẹ xem nhẹ. Vì bệnh để lại những biến chứng nếu như không được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách.
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng
Trẻ quấy khóc trong thời gian dài
Một trong các biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ là hay quấy khóc liên tục. Bé bị tay chân miệng thường khóc trong thời gian dài. Mẹ rất khó dỗ bé ngủ. Hoặc bé chỉ ngủ trong khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó lại tiếp tục quấy khóc. Đây là dấu hiệu để ba mẹ nhận biết nên đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Sốt cao ở trẻ
Trong một số trường hợp, con sẽ sốt đến 38.5 độ C trong 48 giờ. Ba mẹ mặc dù đã thực hiện nhiều cách để giúp con hạ sốt. Tuy nhiên bé vẫn tiếp tục trong tình trạng sốt cao không thuyên giảm. Nếu gặp hiện tượng này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa thành phần Ibuprofen để bé nhanh hạ cơn sốt.
Liên tục giật mình
Giật mình là một trong những dấu hiệu mà ba mẹ không nên xem nhẹ khi trẻ có biểu hiện này. Cần theo dõi trẻ có thường xuyên giật mình hay không. Tần suất giật mình dao động thế nào. Từ đó kịp thời nhận biết nguy cơ mắc tay chân miệng. Cũng như kịp thời đưa con đến bệnh viện thời gian phát bệnh sớm nhất.
Thay đổi ở làn da trẻ
Một trong các dấu hiệu bị tay chân miệng ở trẻ rõ rệt nhất mà ba mẹ dễ dàng nhận ra đó là sự thay đổi ở làn da. Khi bé bị tay chân miệng, mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện. Các mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những nốt đỏ ở xung quanh miệng, lòng bàn chân, lòng bàn tay, …của con.
Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Biết được cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách giúp con tránh những biến chứng không mong muốn. Nếu bé ở thể nhẹ chỉ có mụn nước. Ba mẹ có thể điều trị cho con tại nhà. Cụ thể các mẹ nên thực hiện các cách như sau:
Cho con ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và cho con bổ sung nước
Ba mẹ hãy lưu ý là không nên cho con ăn những món có vị chua. Nếu bé sốt cao mà nguyên nhân là vì triệu chứng tay chân miệng ở trẻ gây ra. Các mẹ chỉ nên cho con uống paracetamol nếu bé trên 1 tuối. Và thực hiện đặt thuốc đường hậu môn nếu bé dưới 12 tháng tuối. Trong trường hợp nếu muốn cho bé uống thuốc khác. Lúc này cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị tay chân miệng
Bằng các loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Cần cách ly bé với những trẻ chưa mắc bệnh để tránh tình trạng lây lan nhanh. Khi người thân chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng cũng cần rửa tay sạch sẽ và đeo khẩu trang. Mục đích là để sát khuẩn và không lây virus cho những em bé khác. Một lưu ý nữa khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đó là nên tắm rửa, vệ sinh cho bé hàng ngày. Để bé nhanh hết bệnh hơn.
Theo dõi sát sao tình trạng của con để kịp thời đưa đến bệnh viện
Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng thì đây chính là giải pháp an toàn nhất.Bệnh tay chân miệng ở trẻ có khả năng lây lan mức độ nhanh chóng. Bé sẽ ủ bệnh trong khoảng 1 tuần và virus gây bệnh có thể tồn tại lên đến vài tháng.
Do đó khi chăm sóc con, ba mẹ nên lưu ý vấn đề vệ sinh. Đừng quên sát khuẩn cho bản thân để tránh lây bệnh cho những bé khác.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Vì virus gây ra tay chân miệng ở trẻ nhỏ khá nguy hiểm. Cũng như khả năng lây lan nhanh nên ba mẹ cần áp dụng các cách phòng tránh phù hợp cho con. Cụ thể, các mẹ có thể tham khảo những cách sau:
- Vệ sinh sạch sẽ cho con. Bên cạnh đó chú ý đến việc vệ sinh môi trường xung quanh.
- Nếu trẻ mắc bệnh, nên làm sạch vật dụng như quần áo, đồ chơi thường xuyên hơn. Ba mẹ có thể ngâm qua nước nóng hoặc dung dịch chuyên dụng cloramin B.
- Khi cho trẻ ăn, không nên cho bé bốc tay mà cần sử dụng muỗng. Ba mẹ hãy dạy con không mút tay cũng như không cho đồ chơi vào miệng để ngậm.Sẽ gây vi khuẩn.
- Ba mẹ cũng cần đeo khẩu trang. Bên cạnh đó hãy rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc con. Điều này sẽ hạn chế virus lây lan cũng như giúp con hết bệnh.
- Không cho trẻ đi học nếu ở trường đã có trẻ mắc bệnh. Nếu bé đang bị bệnh thì hạn chế cho con ra ngoài cho đến khi trẻ khỏe mạnh để tránh lây cho những đứa trẻ khác.
Trên đây là một số thông tin về bệnh tay chân miệng ở trẻ mà ba mẹ không nên bỏ qua. Biết được các dấu hiệu, cũng như cách phòng tránh giúp con giảm nguy cơ mắc bệnh hơn. Ngoài ra cũng nên theo dõi các dấu hiệu, biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ. Để có thể kịp thời đưa bé đến bệnh viện kiểm tra và thăm khám.
Xem thêm: Trẻ bị ho, sổ mũi mẹ nên làm gì?
Nguồn: huggies.com.vn