Cây gạo là loài cây mọc dại khắp- một loại cây đã khá quen thuộc với những vùng quê Việt Nam. Các bà các mẹ vẫn thường dùng hoa gạo để chữa các bệnh như tiêu chảy, kiết lị thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên cây gạo còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác mà chúng ta chưa biết đến.Các bộ phận của cây gạo như rễ, thân, hoa,… đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.Cùng tìm hiểu nhiều hơn về những tác dụng chữa bệnh của cây gạo trong bài viết dưới đây.
1.Nguồn gốc của cây gạo
Hoa gạo, còn gọi là mộc miên hoa, chứa nhiều protein, carbonhydrat, Ca, Mg, P… Vỏ thân chứa tanin, gôm…Cây gạo còn có tên là mộc miên thụ [Salmalia malabarica (DC.) Schott et Endl., gossampinus malabarica (DC.) Merr. ]. Họ Gạo (Bombacaceae) là cây vừa cho nhiều vị thuốc quý vừa làm cảnh, vừa lấy gỗ. Gạo là cây dễ trồng và rất mau lớn. Trung bình sau khoảng 2 năm, cây đã đạt tới chiều cao 2 – 3m.
Sau vài chục năm, gạo đã là cây đại thụ. Chiều cao có thể lên đến hàng chục mét. Hàng năm, cứ sang xuân, hoa gạo lại nở đỏ rực cả một vùng làm cho cảnh đồng quê lại đậm thêm hương sắc. Cây gạo được trồng ở nhiều vùng miền trong nước ta. Đặc biệt là ở các vùng như Tp.Hà Nội: Mỹ Đức (Chùa Hương), Phú Xuyên, Long Biên… và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
2. Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây gạo
Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây gạo như: hoa, vỏ thân và rễ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó vỏ thân và rễ thường được dùng chữa bệnh về xương khớp. Vỏ thân cây gạo vị cay, tính bình. Có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da… Hoa gạo vị ngọt, tính mát. Có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết, thường dùng để trị ỉa chảy, kiết lỵ… Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ huyết (giải nhiệt và thấp trong cơ thể, cầm máu băng se vết thương).
3. Cây gạo thường dùng để chữa bệnh gì?
Giảm đau nhức xương khớp, đau cơ: Vỏ thân cây gạo tươi 50g, cạo bỏ lớp vỏ bẩn bên ngoài. Sau đó thái mỏng, giã nát, thêm giấm thanh. Trộn đều rồi băng đắp vào chỗ đau.
Trị lỵ, viêm ruột: hoa gạo, kim ngân hoa, rễ phượng vĩ thảo. Còn gọi là rễ seo gà (Pteris multifida Poir.), mỗi vị 15g, sắc uống, ngày một thang.
Trị đau dạ dày: hoa gạo 30g, rễ lưỡng phù trâm hay còn gọi là hoàng lực (Zanthoxylum nitidum DC.) 6g, sắc uống, mỗi ngày một thang, uống 3 – 4 tuần lễ.
Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc vỏ thân cây gạo 100g, củ nghệ vàng già 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao. Rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.
Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30-60g , sắc hoặc ngâm rượu uống.
Trị bỏng: lấy hoa tươi, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó,giã nát, ép lấy nước bôi vào vết bỏng. Hoặc lấy nước ép hoa gạo, trộn đều với dầu gấc, đồng lượng. Sâu đó bôi vào vết bỏng.
Xem thêm các bài thuốc dân gian khác tại :
Nguồn: thaythuocvietnam.vn