Cơ thể người già sẽ nhạy cảm hơn với rượu. Đặc biệt là việc giữ thăng bằng sẽ rất kém. Chưa kể đến việc người già còn kèm một số bệnh mạn tính hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh. Trong khi đó, rượu lại có thể làm tăng hiệu quả của một số thuốc: thuốc giảm đau, thuốc ngủ. Đồng thời, rượu làm giảm hiệu quả của những thuốc khác: thuốc chống đống máu (warfarin). Rượu có thể tăng nguy cơ chảy máu hay tạo máu đông. Chính vì thế mà việc uống rượu ở người già luôn là mối nguy cho sức khỏe. Cùng HBV tìm hiểu thêm thông tin về hiện tượng này qua bài viết bên dưới nhé. 

Người lớn tuổi nhạy cảm hơn với rượu 

Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ thay đổi. Điều này có nghĩa là chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với ảnh hưởng của rượu. Chúng ta cũng phản ứng chậm hơn và có xu hướng mất cảm giác cân bằng. Thế nên, ngay cả khi một người uống cùng một lượng rượu trong khi già đi thì dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn khi còn trẻ.

Ở bề ngoài, những vết lằn, nếp nhăn và tăng cân xuất hiện. Da chúng ta có lẽ không còn khỏe và đàn hồi như trước nữa. Ở bên trong chúng ta:

  • Mất dần cơ.
  • Tăng mỡ.
  • Phân hủy rượu ngày càng chậm hơn.
Người già trở nên nhạy cảm hơn với ảnh hưởng của rượu
Người già trở nên nhạy cảm hơn với ảnh hưởng của rượu

Mức uống “hợp lý”

Chúng ta uống càng nhiều thì khả năng rượu gây hại cho cơ thể càng cao; nhưng có những mức uống “hợp lý” cho hầu hết mọi người để không bị ảnh hưởng. Chúng vào khoảng:

  • 14 đơn vị cồn một tuần ở nữ.
  • 21 đơn vị cồn cho nam.

Tuy nhiên, với những thay đổi được đề cập ở trên nghĩa là mức uống cho người già có thể phải thấp hơn như thế.

Nhiều loại đồ uống bây giờ đưa thông tin về đơn vị cồn của nó ngay trên chai. Nhưng bạn nên biết rằng:

  • 1 ly bia nhẹ (4%) hay 70ml rượu whisky đều chứa 2 đơn vị cồn.
  • 750ml rượu chứa 8 đến 10 đơn vị cồn nên 1 ly rượu có thể chứa từ 1¼ đến 3¼ đơn vị cồn tùy vào kích cỡ.

Giới hạn theo tuần có thể gây nhầm lẫn. ¼ lượng đơn vị cồn khuyên dùng của một tuần được uống trong vòng vài giờ thì có thể trở nên có hại.

Xu hướng uống rượu giảm theo tuổi

Người lớn tuổi có xu hướng uống ít hơn người trẻ, nhưng dù vậy, cứ 1 trong 5 người già nam và 1 trong 10 người già nữ đang uống ở mức có hại. Những con số này đã tăng lên 40% ở nam và 100% ở nữ trong 20 năm qua.

Tác hại của việc uống quá nhiều 

Rượu có thể ảnh hưởng gần như tất cả các bộ phận trong cơ thể:

  • Niêm mạc dạ dày -> loét hay chảy máu.
  • Gan-> xơ gan hay suy gan.
  • Cơ tim-> suy tim làm ứ đọng dịch ở phổi, gây ngạt thở.
  • Ung thư -> ở miệng, dạ dày, và gan.
  • Suy dinh dưỡng-> rượu có nhiều calo năng lượng nhưng không có protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tái tạo cơ thể.
  • Mất thăng bằng-> ngã và tai nạn ( ngay cả với uống rượu “hợp lý”)
  • Đột quỵ
  • Ngủ ít -> mệt mỏi ban ngày

Không phải ai uống nhiều rượu cũng sẽ gặp vấn đề về sức khỏe nhưng bạn uống càng nhiều thì khả năng mắc những vấn đề đó càng cao.

Suy gan là một trong những bệnh thường gặp ở người già nghiện rượu
Suy gan là một trong những bệnh thường gặp ở người già nghiện rượu

Rượu tác động đến tim mạch

Nếu bạn uống 1 đơn vị 1 ngày, bạn có thể giảm nguy cơ ngừng tuần hoàn. Điều này được nghiên cứu ở nam từ độ tuổi 40 đến 50 nên không áp dụng cho tất cả mọi người.

Bạn sẽ nhận thấy điều khác biệt nếu kiểm soát cân nặng bản thân, tập thể dục và nhận được điều trị phù hợp khi bị cao huyết áp, cao cholesterol hay tiểu đường.

Rượu ảnh hưởng đến tinh thần

Quá nhiều rượu có thể dẫn đến:

  • Lo âu: có thể là do bạn bắt đầu lo lắng khi rượu hết tác dụng- như thể một triệu chứng sút giảm nhẹ. Vì thế, bạn muốn uống rượu để cảm thấy tốt hơn, nhưng khi tác dụng giảm. bạn bắt đầu lo lắng trở lại.
  • Phiền muộn: bạn cảm thấy ít đói hơn, ngủ khó và dễ mệt. bạn bắt đầu cảm thấy mất hứng vào những thứ mình từng thích, chậm chạp hơn khi đọc hay xem TV và ít lạc quan hơn về tương lai- hay thậm chí cho rằng đời này không đáng sống nữa.
  • Nghe thấy giọng nói: việc này ít thường xuyên nhưng có thể xảy ra nếu uống rượu nặng trong thời gian dài. Bắt đầu từ những âm thanh mơ hồ như tiếng lá và dần dần trở nên rõ ràng hơn. Những tiếng này có thể gây khó chịu và thường gây mất tập trung.
  • Nhầm lẫn: Nếu bạn uống mà không ăn, việc thiếu thiamine (một vitamin quan trọng) có thể khiến bạn nhầm lẫn và loạng choạng. Nếu không được điều trị kịp thời, trí nhớ ngắn hạn của bạn có thể bị phá hủy vĩnh viễn- đây gọi là triệu chứng Korsakoff.
  • Mất trí: bạn có thể không còn nhớ được thông tin mới, điều mà có thể đổ lỗi là do “tuổi già” thay vì là hậu quả của rượu.

Người già gặp vấn đề về rượu 

Khoảng 1/3 người già gặp vấn đề về rượu (chủ yếu là nữ) mắc phải chúng lần đầu tiên khi về già. Chết, sức khỏe yếu và khó khăn trong đi lại và sự cô lập xã hội có thể dẫn đến chán nản và phiền muộn. Bệnh tật có thể đau đớn và khiến người ta nghĩ đến việc dùng rượu để thấy dễ chịu hơn. Nó dần trở thành một phần của cuộc sống họ và khó mà từ bỏ. Bỏ rượu ở người già là việc ít áp lực hơn ở người trẻ vì họ chịu ít trách nhiệm trong gia đình hơn, và không phải đi làm mỗi ngày.

Có thể là những chuyên gia sức khỏe không đặt nặng vấn đề uống rượu ở người già như họ cần, vì:

  • Người già thường ít nói về việc uống rượu của họ, có thể là do mặc cảm, xấu hổ.
  • Họ nhầm tưởng hậu quả là từ một vấn đề sức khỏe thể lực hay tinh thần thay vì rượu.
  • Họ quên rằng người già người già có thể có vấn đề về rượu nên không coi đó là quan trọng.
  • Họ không có thời gian để hỏi người già về thói quen uống rượu.
Điều trị tâm lý - trò chuyện là cách giúp người già dễ cai rượu hơn
Điều trị tâm lý – trò chuyện là cách giúp người già dễ cai rượu hơn

Điều trị vấn đề về rượu ở người già

Điều trị vấn đề về rượu ở người già thường dễ dàng hơn ở người trẻ. Điều trị bao gồm:

  • Giải độc: đưa thuốc cho bệnh nhân để giảm đi triệu chứng suy giảm rồi giảm dần hoặc dừng thuốc sau 1 vài ngày hoặc tuần. Ở người lớn tuổi, nên tiến hành ở bệnh viện.
  • Ủng hộ tham gia câu lạc bộ nhóm: Một số người cho rằng những nhóm tự giúp đỡ như AA (alcoholics anoynymous) là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề về rượu. Nhưng những nhóm này không phù hợp cho tất cả mọi người. Họ thường muôn dừng hẳn việc uống rượu và nhiều người già chỉ muốn giảm uống. Nếu bạn có vấn đề đi lại thì rất khó để đến những cuộc họp của hội.
  • Điều trị tâm lý- trò chuyện: Cách này có thể giữa 2 người hoặc 1 nhóm người chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Trị liệu viên được đào tạo để trò chuyện về những vấn đề của bạn mà không đưa ra phán xét. Họ giúp bạn dừng uống hoàn toàn hoặc điều khiển bản thân tốt hơn. Điều này có thể tốn thời gian và có thể có trì hoãn. Điều này là bình thường và một sự trì hoãn không nên bị xem xét như là thất bại.

Nguồn: Yhoccongdong.com