Đậu răng ngựa còn thường được gọi với tên là đậu fava hay đậu của người Mèo. Giống như những quả họ đậu khác, nó có khá nhiều tác dụng tốt với sức khỏe và ăn rất ngon miệng. Trong bài viết dưới đây, mời bạn hãy cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mà của loại đậu này mang lại. Dù cho nó có kích thước khá nhỏ, nhưng đậu răng ngựa lại chứa một lượng chất dinh dưỡng dồi dào đáng kinh ngạc. Đặc biệt là loại đậu này rất giàu protein thực vật, folate cùng rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Thêm vào đó, nó cũng chứa chất xơ hòa tan, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm mức cholesterol trong máu giúp đẩy lùi nhiều bệnh tật.

1. Giảm nhẹ triệu chứng bệnh Parkinson

Đậu răng ngựa có chứa nhiều chất levodopa, một hợp chất mà cơ thể bạn chuyển đổi thành chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện với 11 người mắc bệnh Parkinson cho thấy ăn 1,5 cốc (250 gram) đậu răng ngựa sau 12 giờ mà không dùng thuốc. Vẫn mang đến những tác dụng tích cực đối với nồng độ dopamine trong máu. Và chức năng vận động tương tự như khi uống thuốc.

2. Giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Đậu fava cũng chứa nhiều folate, chất này thúc đẩy sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh. Bên cạnh đó, folate đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra các tế bào và các cơ quan. Phụ nữ mang thai cần bổ sung folate từ thực phẩm. Và viên uống bổ sung để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc các vấn đề về sự phát triển của não trẻ sơ sinh cũng như tủy sống.

Với khả năng cung cấp gần 40% lượng folate mà cơ thể cần chỉ trong một nắm. Đậu răng ngựa là một lựa chọn tuyệt vời để thêm vào thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai mà bạn không nên bỏ qua.

Đậu răng ngựa phòng chống cao huyết áp và nhiều bệnh khác

3. Chứa chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch

Người thường xuyên ăn đậu răng ngựa có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, loại đậu này rất giàu các hợp chất kích thích hoạt động chống oxy hóa diễn ra hiệu quả. Theo các chuyên gia, chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với sức khỏe. Vì chúng chống lại các nguy cơ tiềm ẩn khiến bạn mắc bệnh.

4. Đậu răng ngựa ngăn ngừa loãng xương

Chỉ cần một khẩu phần đậu fava cũng đã cung cấp gần một nửa nhu cầu mangan mà cơ thể cần mỗi ngày. Theo các chuyên gia, mangan là khoáng chất quan trọng. Chẳng hạn như tăng khối lượng xương cũng như giảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng thiếu canxi.

99% canxi được lưu trữ trong xương và răng. Điều này làm cho mangan trở thành một yếu tố hỗ trợ giúp xương trở nên chắc khỏe. Có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương. Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ gợi ý rằng. Việc bổ sung kết hợp mangan cùng với canxi, kẽm và đồng có thể giúp giảm thoái hóa xương cột sống ở phụ nữ lớn tuổi.

5. Ngăn ngừa, cải thiện chứng thiếu máu

Sắt là khoáng chất cần thiết cho quá trình sản xuất huyết sắc tố, protein để các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, đặc trưng bởi các biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, da xanh xao nhợt nhạt.

Đậu răng ngựa rất giàu chất sắt, có thể giúp giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Mặt khác, sắt trong đậu fava ở dạng non-heme. Sắt non-heme không dễ hấp thu như dạng sắt có trong thịt, cá và gia cầm. Do đó, bạn có thể tăng lượng sắt hấp thụ bằng cách ăn đậu răng ngựa với thịt. Hoặc các món ăn chứa nhiều vitamin C, chẳng hạn như ớt chuông, cam…

6. Dồi dào chất xơ

Đậu răng ngựa chứa cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan. Theo các chuyên gia, việc ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan sẽ thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa. Và có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết. Lượng chất xơ hòa tan cũng có thể làm giảm nguy cơ cholesterol trong máu cao và bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa béo phì, đột quỵ cũng như bệnh tim mạch.

7. Đậu răng ngựa ngừa cao huyết áp

Theo các chuyên gia, loại đậu này chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe của tim. Thêm vào đó, đậu fava còn chứa magie và kali, mang đến tác dụng thư giãn mạch máu và ngăn ngừa huyết áp cao.

  • Xem thêm nội dung về dinh dưỡng theo bệnh lý  Tại đây

Nguồn : hellobacsi.com