Đối với những người thừa cân hay được gọi là béo phì thì việc giảm cân là rất cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách giảm cân. Đồng thời có phương pháp giảm cân phù hợp với bản thân. Thậm chí nhiều người còn xem việc nhịn ăn, bỏ bữa là một cách giảm cân. Tuy nhiên đó là một việc làm rất thiếu khoa học. Nhiều người tiến bộ hơn thì chọn cho mình một phương pháp ăn kiêng lành mạnh hơn. Trong đó có chế độ ăn kiêng Zero Carb. Tuy nhiên chế độ ăn kiêng này vẫn có những tác dụng phụ mà bạn nên biết. Bạn cần phải biết tất cả những thông tin quan trọng về chế độ ăn kiêng Zero Carb.

Zero Carb là chế độ ăn kiêng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên phương pháp giảm cân này cũng có ưu và nhược điểm riêng của nó. Cơ thể mỗi người đều có những đặc điểm riêng. Vì vậy không phải ai cũng có thể áp dụng chế độ ăn kiêng này vào cơ thể của mình. Trước tiên bạn cần phải hiểu cơ thể của mình. Sau đó tìm hiểu thông tin về chế độ giảm câm Zero Carb. Bài viết dưới đây cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về chế độ giảm cân này.

Khái niệm ăn kiêng Zero Carb

Zero Carb cũng có những nguyên tắc thực hiện của riêng mình giống như nhiều chế độ ăn kiêng khác. Thực đơn lowcarb chỉ giảm lượng tinh bột và đường nạp vào. Còn ăn kiêng Zero Carb phải loại bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi bữa ăn hằng ngày.

Ăn kiêng Zero Carb
Ăn kiêng Zero Carb

Thực đơn không đường và tinh bột của Zero Carb khắt khe hơn nhiều so với Keto. Bởi vì người ăn sẽ nói không với các loại thực phẩm kể cả rau và hoa quả nếu như nó có một chút đường hay tinh bột. Những loại thực phẩm phổ biến trong các thực đơn không tinh bột thường được sử dụng trong chế độ ăn Zero Carb là thịt nạc – ức gà, thăn bò, rau xanh. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngắt sau một thời gian mới có tác dụng.

Chế độ ăn kiêng Zero Carb và những ảnh hưởng sức khỏe

Gặp dấu hiệu giống cúm

Triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau mỏi cơ là những biểu hiện mà người thực hiện chế độ ăn kiêng Zero Carb gặp phải. Nguyên nhân là bởi não bộ của chúng ta thường sử dụng tới 60% lượng carbohydrate bạn nạp vào để hoạt động. Và khi năng lượng bị thiếu hụt thì cơ thể cần phải tìm cách thích nghi. Tuy nhiên không thể tránh được mệt mỏi thiếu hụt năng lượng.

Các dấu hiệu giống cảm cúm
Các dấu hiệu giống cảm cúm

Cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng khi chọn lọc và cắt giảm một số thực phẩm ra khỏi chế độ ăn. Nó làm ảnh hưởng đến một số quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Vì vậy bạn cũng bị ảnh hưởng đến vận hành, hoạt động hàng ngày của cơ thể.

Thiếu carbohydrate dẫn tới rối loạn tiêu hóa

Lượng chất xơ trung bình mà một người cần hấp thụ mỗi ngày là 25gr nếu áp dụng chế độ ăn kiêng Zero Carb. Và chất này còn được tìm thấy ở những thực phẩm có chứa carbohydrate. Chất xơ ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ giảm cân. Nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, béo phì. Ngoài ra còn hạn chế cả những bệnh đường tiêu hóa. Một số loại chất xơ cụ thể còn là nguồn dồi dào prebiotic có nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hệ miễn dịch, sức khỏe tinh thần và cả giảm chấn thương.

Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa

Chất xơ cũng có thể được cung cấp cho cơ thể thông qua những thực phẩm chức năng. Tuy nhiên chất xơ trong tự nhiên vẫn tốt và an toàn hơn. Điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình tiêu hóa và chuyển hóa năng lượng.

Làm thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết

Với đặc điểm của chế độ ăn kiêng Zero Carb bạn phải cắt giảm hoàn toàn thực phẩm có đường và tinh bột ra khỏi thực đơn ăn kiêng hàng ngày. Cơ thể bạn phải đối mặt với việc thiếu hụt nghiêm trọng những loại vitamin và khoáng chất. Và thậm chí là cả những chất béo, nó có lợi trong thực phẩm chứa tinh bột.

Dấu hiệu thiếu dưỡng chất
Dấu hiệu thiếu dưỡng chất

Trong đó, có khá nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng mà kể cả sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng cũng không bù đắp được. Điều này có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch cũng như sức khỏe trí não. Nó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim hay Alzheimer. Đặc biệt với những người sức khỏe yếu hoặc cao tuổi thì chế độ ăn kiêng này càng không phù hợp. Họ cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể.

Hãy xem thêm những kiến thức dinh dưỡng bổ ích tại Dinh Dưỡng Người Lớn.

Nguồn: Dinhduongvietduc.com