Những nguyên nhân gây bệnh trong y học cổ truyền bạn cần biết

Những nguyên nhân gây bệnh trong y học cổ truyền bạn cần biết. Đó có thể là các nguyên nhân bên trong. Chẳng hạn như sức đề kháng giảm. Đó cũng có thể là nguyên nhân bên ngoài. Chẳng hạn như như lục của khí trời. Dù là nguyên nhân bên trong hay bên ngoài cũng nguy hiểm. Một tác nhân nhỏ cũng có thể khiến bạn bị ốm bất cứ lúc nào. Nếu không kịp thời phát hiện, sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt là những loại bệnh nan y.

Bạn cần biết để phòng tránh các căn bệnh, và đảm bảo sức khỏe của mình. Đặc biệt là những kiến thức về tác nhân bên trong và bên ngoài. Được gọi là nội nhân và ngoại nhân. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về những nguyên nhân gây bệnh trong y học cổ truyền bạn cần biết. Từ đó có cách bảo đảm sức khỏe của mình tốt hơn.

Ngoại nhân:

Có lục dâm (6 nguyên nhân xấu)

Lục khí của trời: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả

Ở điều kiện bình thường, lục khí này vô hại đối với con người, song ở điều kiện bất thường sẽ gây nên bệnh tật.

Tuy nhiên khi sức đề kháng giảm thì lục khí bình thường vẫn có thể phát sinh ra bệnh.

Sức đề kháng giảm khiến bạn dễ mắc bệnh.
Sức đề kháng giảm khiến bạn dễ mắc bệnh.

Phong – nguyên nhân gây bệnh đáng chú ý

Phong là chủ khí của mùa xuân, song 4 mùa đều có phong tà. Khí của thấp, nhiệt, táo, hàn đều dựa vào phong để nhập vào cơ thể mà gây bệnh phong thấp, phong nhiệt, phong ôn, phong hàn, phong thấp

Đặc điểm của bệnh phong là lưu động và nhanh chóng: Mắc bệnh đột ngột, dễ chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác. VD: Sau khi nhiễm lạnh, người bệnh bị sưng mặt, méo mặt. Hoặc sáng đau khớp vai, chiều đau khớp khuỷu,…

Bệnh phong chia làm nội và ngoại phong.

Ngoại phong

Phong đưa lại do những nguyên nhân bên ngoài như ngoại cảm phong hàn, ngoại cảm phong nhiệt. Phong thuộc dương tà nên bệnh thường thuộc biểu, thường có sốt, có đau đầu, bụng đầy, ngứa họng, nôn,…

Một số bệnh do có đặc điểm nhanh chóng cũng được gọi là phong như sởi, phát ban. Để chữa bệnh, phải căn cứ vào các nguyên nhân cụ thể. Có thể nhanh chóng phát hiện nếu bắt mạch thường xuyên.

Đau đầu cũng là một dấu hiệu bạn không nên bỏ qua.
Đau đầu cũng là một dấu hiệu bạn không nên bỏ qua.

Nội phong – nguyên nhân gây bệnh dễ gặp

Bệnh phong do trong cơ thể phát ra. VD:

– Nhiệt cực sinh phong: Sốt cao gây co giật

– Can phong nội động: Phong do ở can sinh ra như động kinh, kinh giản, co giật,…

– Huyết hư sinh phong: thường là phong ngứa, chàm, dị ứng nội sinh

– Bệnh ngoại cảm phong nhiệt thì dùng thuốc cay mát tán phong, ngoại cảm phong hàn thì dùng thuốc cay ấm tán phong

– Huyết hư sinh phong thì phải dùng thuốc bổ huyết “trị phong tiên trị huyết”

– Huyết trệ sinh phong thì phải dùng thuốc hành huyết, hành khí “huyết hành phong tự diệt”

– Can phong nội động phải dùng thuốc trấn kinh an thần, bình can tắt phong, thư cân hoạt lạc,…

Hàn- ngoại hàn

Nguyên nhân chính là do lạnh gây ra, lạnh làm tổn thương đến dương khí

Bệnh hàn có đặc điểm là ngưng trệ, đau tắc do huyết ứ, khí tắc

Hàn ở phần biểu gây cảm mạo phong hàn: Sốt cao, rét run, đau đầu, đau họng, ho,…

Hàn vượt qua phần biểu vào phần lý gọi là trúng hàn. Hàn tà dễ nhập vào tỳ và phế

Khi hàn ở phần biểu dùng thuốc tân ôn giải biểu, hàn nhập lý dùng thuốc ôn lý trừ hàn,…

Hàn- nội hàn

Là do nội tạng thiếu dương khí, đó là các trường hợp:

– Tâm dương hư, biểu hiện chân tay giá lạnh, sợ gió,…

– Thận dương hư, biểu hiện xương cốt lưng gối đau lạnh, đi ngoài sống phân hoặc ỉa chảy

– Tỳ dương hư, biểu hiện kém ăn, hay đầy bụng, tiêu chảy, không ăn được đồ ăn sống lạnh,…

Để chữa nội hàn thường dùng các vị thuốc có tính ôn nhiệt hoặc thuốc bổ dương.

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu để có phương pháp chữa hợp lý.
Cần phát hiện sớm các dấu hiệu để có phương pháp chữa hợp lý.

Nội nhân – nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn

Nội nhân có thất tình (bẩy trạng thái) của cơ thể, là hoạt động sinh lý bình thường của tinh thần. Khi vượt quá mức sẽ gây bệnh tật. Thất tình gồm: Hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh

  • Hỷ (vui mừng):

Là một trạng thái hoạt động của tinh thần, vui mừng làm con người sảng khoái phấn chấn, nếu quá mức sẽ ảnh hưởng tới tạng tâm,

  • Nộ (tức giận):

Là phẫn nộ, bực tức. Nộ hại can

– Ưu (ưu sầu): Buồn rầu hại phế

– Tư (tư lự): Lo âu, hại tỳ

– Bi (bi quan, chán nản): Hại phế, hại tỳ

– Khủng (khủng khiếp): hại tâm

– Kinh (kinh hoàng): hại tâm, hại thận

So sánh giữa nội và ngoại nhân, thì nội nhân vẫn là nguyên nhân chính quyết định sức khoẻ con người. Khi sức đề kháng của cơ thể đủ mạnh thì khí hậu, thời tiết biến đổi cơ thể cũng không dễ dàng mắc bệnh

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Y học cổ truyền

Nguồn: duocthu.com