Những lưu ý khi sử dụng phương thuốc y học cổ truyền

Những lưu ý khi sử dụng phương thuốc y học cổ truyền là điều nên biết. Đặc biệt là khi sắc thuốc và uống thuốc. Chúng ta cần phải chú ý những điều gì. Vì sao cần dùng thuốc này? Khi nào cần uống thuốc khác? Sắc thuốc trong thời gian bao lâu là hợp lý? Cần kiêng kỵ và tránh những điều gì khi dùng thuốc. Đó là những thắc mắc thường xuyên về thuốc trong y học cổ truyền.

Bài viết trình bày cách dùng phương thuốc y học cổ truyền. Đông Y có điểm gì khác so với Tây Y. Từ đó cho các bạn cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này. Đặc biệt là những vấn đề chú ý khi sắc và uống thuốc. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn những kiến thức bổ ích. Từ đó có thể giúp các bạn có một sức khỏe tốt hơn.

Các phương thuốc y học cổ truyền thường muốn sử dụng thì phải sắc thuốc. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu và biết cách sắc thuốc để thuốc đạt hiệu quả sử dụng.

Dụng cụ sắc thuốc – lưu ý đầu tiên

Tốt nhất chúng ta nên dùng siêu đất. Vì qua quá trình nung các hợp chất vô cơ cũng như hữu cơ đã bị phân hủy. Điều đó tránh được việc phản ứng giữa các chất có trong phương thuốc với các chất có trong nồi đun. Không những thế phần dụng cụ này còn giúp giữ được nhiệt lâu hơn.

Cần lưu ý về dụng cụ sắc thuốc.
Cần lưu ý về dụng cụ sắc thuốc.

Có thể dùng ấm nhôm, nồi nhôm và các dụng cụ sắc thuốc tốt. Tuy nhiên nhôm cũng có ảnh hưởng tới một số nhóm hoạt chất có trong thuốc như hoạt chất Flavonoid.

Không nên sử dụng các dụng cụ sắc thuốc làm từ gang đồng và sắt. vì nhiều hợp chất trong thuốc dễ bị phá hủy, như hợp chất Tanin kết hợp với sắt làm mất tác dụng của hoạt chất.

Thời gian sắc thuốc – lưu ý dễ bị bỏ qua

Các thuốc có khí hậu vị đạm không nên sắc lửa to, nhưng có thể dùng lửa to ngay từ đầu cho đến khi sôi thì hạ xuống lửa nhỏ, vì chúng có chứa các hợp chất tinh dầu, ester thớm và một số hợp chất bay hơi khác.

Thời gian cũng là một điều không được bỏ qua khi dùng thuốc.
Thời gian cũng là một điều không được bỏ qua khi dùng thuốc.

Trong một phương thuốc có những vị thuốc lấy khí thường được tiến hành sắc ở giai đoan cuối. Mục đích để đảm bạo được hoạt chất của thuốc. Để thu được tối đa các hoạt chất trong thuốc. Chúng ta nên thực hiện phương pháp sắc thuốc nhiều lần. Ở lần đầu nên sắc với thời gian nhanh hơn khoảng 20 phút. Kể từ lúc sôi để thu được các thành phần bay hơi trong thuốc, với lần 2 lần 3, có thể kéo dài hơn. Để thu tiếp các thành phần bay hơi và các thành phần tan trong nước.

Cách uống thuốc và kiêng kị

Đối với người bệnh cảm hàn, trúng hàn phong thấp cần ướng thuốc vào lúc nóng bệnh nhiệt. Các thuốc lí khí lí huyết cần uống lúc ấm. Thường lấy bữa ăn để tính thời điểm uống thuốc. Không nên uống thuốc vào lúc quá no hay quá đói. Khi quá no thì sẽ làm kém đi hiệu quả của thuốc. Còn nếu uống thuốc lúc đói sẽ bị kích thích tiêu hóa kích thích niêm mạc đường tiêu hóa gây nôn nao cồn cào khó chịu cho người bệnh. Tốt nhất nên uống thuốc sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ, nếu uống thuốc trước bữa ăn cần ăn thêm gì đó để tránh nạo ruột, tuy nhiên cso một số trường hợp đặc biệt thuốc uống lúc đói như thuốc tả hạ, thuốc tiêu đạo…

Lưu ý cuối cùng – Một số kiêng kị khi uống thuốc

Để phát huy hiệu quả tối đa của thuốc trong quá trình dùng thuốc. Phải kiêng kị các thức ăn có tính chất đối lập với chiều hướng của thuốc. Ví dụ như: khi uống các thuốc thanh nhiệt không nên dùng các thức ăn có tính kích thích vị cay, nóng như rượu, hạt tiêu, thịt chó; uống thuốc ôn lý trừ hàn tân lương giải biểu không nên ăn các thức ăn lạnh sống như rau sống, thịt trâu, rau dền, cua ốc.

Khi uống thuốc phải chú ý những điều kiêng kỵ.
Khi uống thuốc phải chú ý những điều kiêng kỵ.

Để phát huy tối đa tác dụng của phương thuốc y học cổ truyền chúng ta nên lưu ý khi sử dụng các thực phẩm có tính chất đối lập với phương thuốc làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Nhưng cũng không nên quá kiêng khem ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: duocthu.com