Suy dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi. Một nghiên cứu đa quốc gia với sự tham gia của 4500 người lớn tuổi. Đã cho thấy kết quả hơn 50% trong số này có nguy cơ suy dinh dưỡng và 25% được chuẩn đoán là suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như suy giảm miễn dịch, mất cơ bắp, vận động kém hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm quá trình phục hồi sau bệnh, chấn thương. Thậm chí, là làm tăng nguy cơ tử vong. Cùng HBV tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết bên dưới.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người già
Sự lão hóa thường kèm theo những thay đổi về sinh lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Suy giảm tri giác, như giảm vị giác và khứu giác (khả năng cảm nhận mùi vị), khi về già có thể làm giảm sự thèm ăn.
Vấn đề về sức khỏe
Sức khỏe răng miệng kém và các vấn đề nha khoa có thể dẫn đến khó nhai. Tình trạng viêm và chế độ ăn đơn điệu kém chất lượng. Tất cả đều làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Thị giác và thính giác suy giảm dần dần, cũng như viêm xương khớp, có thể làm hạn chế khả năng di chuyển. Ảnh hưởng đến khả năng mua sắm thực phẩm và chuẩn bị bữa ăn của người cao tuổi.
Nhu cầu năng lượng giảm
Nhu cầu năng lượng giảm theo độ tuổi, nhưng sự cần thiết phải thu nạp hầu hết các chất dinh dưỡng vẫn không thay đổi, dẫn đến tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
Thay đổi về sinh lý
Cùng với sự thay đổi về sinh lý, người cao tuổi cũng có thể trải qua những thay đổi tâm lý – xã hội và môi trường như bị cô lập, cô đơn, trầm cảm và thiếu tài chính. Những yếu tố này ảnh hưởng đến chế độ ăn, và cuối cùng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.
Phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng
Sự lão hóa cũng có liên quan đến giảm hoạt động thể chất và suy giảm dần dần khối lượng cơ thể không chứa mỡ (lean body mass). Cùng với những thay đổi trong chế độ ăn, điều này có thể dẫn đến mất cơ (hay mất khối lượng cơ, sarcopenia) làm giảm khả năng thực hiện các động tác cơ bản như đi lại, tắm rửa…. Đồng thời tăng sự phụ thuộc vào người khác trong các hoạt động hàng ngày. Những người lớn tuổi béo phì cũng có nguy cơ bị mất cơ vì mô mỡ thường thay thế khối lượng cơ dẫn đến suy giảm chức năng.
Tác động tích lũy của sự tương tác giữa dinh dưỡng và những thay đổi xảy ra trong quá trình lão hóa làm sự thiếu dinh dưỡng tiến triển mà thường không được chẩn đoán. Phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng rất quan trọng. Vì nó liên quan đến chức năng nhận thức, khả năng di chuyển, và khả năng chăm sóc bản thân.
Ảnh hưởng của lão hóa lên tình trạng dinh dưỡng
Thay đổi
- Suy giảm tri giác
- Giảm vị giác (vị)
- Giảm khứu giác (mùi)
- Giảm thị giác, thính giác (nghe – nhìn)
- Sức khỏe răng miệng kém
Tác động tích lũy
- Giảm nhu cầu năng lượng
- Giảm hoạt động thể chất
- Mất cơ
- Yếu tố tâm lý – xã hội (bị cô lập)
- Yếu tố môi trường (thiếu tài chính)
Ảnh hưởng
- Giảm sự thèm ăn (chán ăn)
- Giảm khả năng mua sắm và chuẩn bị thức ăn
- Khó nhai, viêm, chế độ ăn kém chất lượng
Thiếu dinh dưỡng tiến triển
- Tăng nguy cơ thiếu dưỡng chất quan trọng
- Chán ăn, mất cơ
- Giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày
- Không đủ tiền mua thức ăn, bữa ăn thiếu thốn
Ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng
Để ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng cũng như mang đến cho người lớn tuổi một sức khỏe tốt để tận hưởng niềm vui sống thì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là vô cùng cần thiết:
1/ Đa dạng các nhóm thực phẩm, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ:
Bởi khi lớn tuổi, ít vận động, nhu cầu năng lượng giảm nhưng nhu cầu về vi chất dinh dưỡng lại tăng để duy trì sức khỏe, chống lão hóa. Vì vậy, chế độ ăn của người lớn tuổi cần có nhiều rau xanh để bổ sung vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa.
2/ Chia làm nhiều bữa nhỏ:
Bởi dạ dày của người lớn tuổi không thể hấp thu và tiêu hóa 1 lượng lớn thức ăn cùng lúc như người trẻ. Nên mỗi bữa, người lớn tuổi chỉ nên ăn khẩu phần bằng 1/3 – 1/2 người trẻ và tăng số lượng bữa ăn trong ngày lên.
3/ Uống đủ nước dù không khát:
Đa phần người lớn tuổi ít cảm thấy khát nước so với người trẻ nhưng nhu cầu nước của cơ thể không hề giảm nên bạn cần nhắc ba mẹ, ông bà uống đủ 6-8 ly nước mỗi ngày nhé.
4/ Bổ sung các thực phẩm giàu đạm:
Bởi đạm là dưỡng chất quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động cấu tạo tế bào của cơ thể. Đặc biệt là tạo cơ bắp và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, do người lớn tuổi bị suy giảm khả năng tiêu hóa nên các thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, trứng…thường khó tiêu và dễ gây đầy hơi.
5/ Bổ sung chất béo tốt, hạn chế thịt mỡ động vật:
Người lớn tuổi cần các nhóm chất béo tốt để hỗ trợ tim mạch và não bộ nhưng lại hạn chế các nhóm chất béo nhiều cholesterol từ mỡ động vật.
Nguồn: Yhoccongdong.com