Giai đoạn 2 – 6 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu chuyển mình từ một em bé thành những cô bé, cậu bé năng động, nhanh nhẹn. Cũng có thể sẵn sàng khám phá thế giới. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bé cần có một cơ thể khỏe mạnh. Chậm tăng cân làm thay đổi cuộc sống màu hồng và hạn chế khả năng khám phá thế giới.

Tình trạng trẻ tăng cân chậm không phải là một chứng bệnh mà là cảnh báo cho thấy bé có thể đang gặp vấn đề. Vấn đề này phát sinh trong việc không nạp đủ năng lượng và dưỡng chất để phát triển. Hãy cùng hbv.com.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc trẻ chậm tăng cân, tiêu biểu là:

Chế độ ăn không đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ

 Bé ăn không đủ nhu cầu hoặc bé ăn nhiều nhưng không tăng cân do chế độ ăn thiếu đa dạng, dẫn đến việc thiếu dưỡng chất để phát triển.

Mê chơi bỏ ăn

Mê chơi bỏ ăn

Bé từ 2 – 6 tuổi đang trong độ tuổi ham chơi, thích khám phá nên có thể vì mê chơi mà ăn ít hoặc ăn uống vội vàng, không nhai nuốt kỹ dẫn đến tiêu hóa kém.

Bệnh lý bé có thể mắc phải

Bé có vấn đề về tiêu hóa, nhai nuốt kém dẫn đến việc hệ tiêu hóa không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.

Chứng biếng ăn – kén ăn

Trẻ biếng ăn hoặc kén ăn, ăn ít hơn nhu cầu năng lượng của cơ thể. Là một trong những nguyên nhân cốt yếu

Tâm lý của trẻ

Gia đình có mâu thuẫn, bố mẹ thiếu quan tâm, bé trải qua cú shock tâm lý… nên ăn ít và hấp thu kém các dưỡng chất nạp vào cơ thể.

7 giải pháp cho mẹ có con chậm tăng cân nhanh phát triển nhanh chóng

1. Trẻ chậm tăng cân cần chế độ ăn đa dạng, cân bằng dưỡng chất

Trẻ nhỏ thường thích ăn các loại thức ăn nhanh. Đó lại là các loại thức ăn vặt nghèo dưỡng chất hoặc đòi ăn đi ăn lại một món ăn đơn điệu như mì gói, cơm chiên trứng… Do đó, bé ăn nhiều nhưng không tăng cân. Bởi con ăn thức ăn nghèo dưỡng chất trong thời gian dài. Hãy đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ:

Trẻ chậm tăng cân cần chế độ ăn đa dạng
  • Chất đạm từ các loại thịt nạc, cá, hải sản, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ…
  • Tinh bột đường từ các thực phẩm lành mạnh như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch,..
  • Chất xơ từ rau củ quả tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên cám…
  • Chất béo từ dầu ô liu, trái bơ, phô mai, trứng, sữa chua…
  • Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, sữa được bổ sung vitamin và khoáng chất, trái cây, ngũ cốc, …

2. Chia nhỏ khẩu phần ăn

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân còn có thể là do ăn quá nhiều trong một bữa dễ khiến bé bị ngấy, khó tiêu, lâu dần dẫn đến chậm tăng cân. Thay vì để bé ăn nhiều trong một bữa. Mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. Mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 2-3 giờ để đảm bảo dạ dày bé có đủ thời gian tiêu hóa hết thức ăn và bé đói và hào hứng ăn khi đến bữa tiếp theo.

3. Trẻ tăng cân chậm cần bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Những loại sữa này rất phù hợp với trẻ nhỏ do có thành phần cân đối, hợp lý. Không chỉ là nguồn cung cấp đạm, sữa còn bổ sung canxi giúp bé phát triển xương và răng chắc khỏe. Mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc dùng chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua. Và thay cho 1-2 bữa phụ mỗi ngày.

4. Tăng số lượng bữa ăn mỗi ngày cho trẻ em

Bên cạnh cách làm thường thấy là cho bé ăn 2-3 bữa chính, các mẹ có thể chia khẩu phần ăn của bé làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Việc chia nhỏ khẩu phần ăn không chỉ giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn giúp cơ thể bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, làm giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

5. Không nên ép trẻ ăn dù bé có chậm tăng cân

Vì lo lắng, muốn bé nhanh tăng cân, nhiều phụ huynh lại chọn cách ép trẻ ăn. Còn thậm chí la rầy, quát mắng trẻ trong bữa ăn. Điều này sẽ khiến bé hình thành nỗi sợ với thức ăn.

. Không nên ép trẻ ăn dù bé có chậm tăng cân
Không nên ép trẻ ăn dù bé có chậm tăng cân

Cũng không còn hứng thú với việc ăn uống. Thay vì ép con ăn, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân bé chán ăn, thay đổi cách chế biến, cho bé thử nhiều món ăn mới lạ, rủ bé cùng đi chọn thực phẩm và phụ mẹ chế biến món ăn để bé hào hứng hơn với món ăn do chính mình làm ra…

6. Vận động thể chất đầy đủ

Vận động giúp bé tăng cường trao đổi chất, xây dựng hệ cơ xương khớp khỏe mạnh, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Bé vận động nhiều, tiêu hao năng lượng nhanh cũng sẽ thèm ăn và ăn khỏe hơn khi đến bữa. Hãy khuyến khích con ra ngoài chơi, nô đùa cùng bạn bè mỗi ngày, thường xuyên dẫn bé đi bơi, đi công viên…

7. Mẹ nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ ngoài các bữa ăn chính và phụ

Bên cạnh các bữa ăn chính, các mẹ nên bổ sung thêm cho bé các bữa ăn nhẹ với nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như sữa, trái cây.. để mang lại hiệu quả tăng cân tự nhiên tốt hơn cho trẻ.

Về việc lựa chọn sữa tăng cân cho bé, các mẹ nên chú ý lựa chọn những sản phẩm phù hợp với độ tuổi và từ các nhà cung cấp cũng như các thương hiệu lớn uy tín. Đừng quên các sản phẩm men vi sinh sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó còn giúp bé ăn tốt hơn nhé.

Nguồn: hellobacsi.com