Protein là chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Đây là loại chất không thể thiếu khi xây dựng một cơ thể khỏe mạnh hoặc tăng sức đề kháng. Chúng ta có thể bổ sung protein bằng nhiều cách. Không hẳn bạn phải uống các viên thuốc bổ cung cấp protein. Bạn có thể cung cấp protein cho cơ thể bằng những thực phẩm hàng ngày. Nó có trong thịt, cá, trứng,… và rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác. Tuy nhiên bạn cần biết lượng protein như thế nào là hợp lí để cung cấp cho cơ thể.

Có thể bạn chưa biết thiếu protein là một vấn đề không tốt. Tuy nhiên thừa protein cũng cảnh báo tình trạng không ổn cho cơ thể. Bạn phải biết cơ thể cần cung cấp bao nhiêu là hợp lý. Tránh gặp phải những vấn đề không tốt cho sức khỏe vì việc cung cấp thừa hoặc thiếu. Không chỉ vậy, chúng ta còn phải hiểu rõ hơn về lợi ích, tầm quan trọng mà protein mang lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về protein. Đồng thời phân tích những vấn đề cần lưu ý khi cung cấp chất này vào cơ thể.

Khái niệm protein

Protein có tên khác là chất đạm. Nó là những phân tử sinh học hay đại phân tử và chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin. Chúng được liên kết với nhau bởi các liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau. Và trình tự này do các nucleotide của gen quy định.Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin. Và trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài. Ngoài ra số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.

Protein có ở đâu?
Protein có ở đâu?

Mỗi loại protein sau khi được tạo ra thì chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Có những loại chỉ tồn tại vài phút, cũng có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào. Nó thông qua quá trình luân chuyển protein. Protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể. Vì thế cơ thể cần bổ sung protein qua chế độ ăn hàng ngày. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật do sức đề kháng giảm.

Những vấn đề liên quan tới protein

Cơ thể thừa protein

Gây nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, như đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra còn làm thiếu hụt canxi và vitamin D có thể gây mắc bệnh đa xơ cứng khi cao tuổi,…Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng thừa protein bao gồm:

Tình trạng rối loạn tiếu hóa
Tình trạng rối loạn tiếu hóa
  • Tình trạng khát nước: khi ăn nhiều đạm thận phải làm việc nhiều hơn để thải bớt. Từ đó lượng nước tiểu nhiều hơn và thường xuyên cảm thấy khát hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: chế độ ăn giàu đạm thường ít hoặc không có chất xơ. Tất cả gây rối loạn tiêu hóa như táo bón, cảm giác trướng bụng, co thắt ruột,…
  • Tình trạng trầm cảm và lo lắng
  • Tăng cân, béo phì
  • Hơi thở có mùi

Cơ thể thiếu protein

Khi chế độ ăn hàng ngày nghèo dinh dưỡng, không đáp ứng nhu cầu protein trong thời gian kéo dài. Dẫn đến cơ thể có thể gặp các tình trạng như:

Mất ngủ vì thiếu protein
Mất ngủ vì thiếu protein
  • Yếu cơ, giảm cân và thậm chí mất cơ
  • Suy giảm miễn dịch: do protein cần thiết cho sản xuất, tổng hợp các kháng thể. Qua đó giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh. Vì vậy khi giảm các kháng thể sẽ làm suy giảm miễn dịch.
  • Kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ
  • Cơ thể bị phù nề: do protein cấu tạo nên các tế bào, giúp duy trì cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Nếu cơ thể không đủ protein, những cấu trúc này bị phá vỡ, các chất lỏng bị rò rỉ, gây tình trạng phù nề, tích tụ chất lỏng.
  • Khó ngủ, tâm trạng thất thường

Lời khuyên

Để cơ thể phát triển khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn cân bằng, hợp lý, đa dạng các nguồn thực phẩm. Chú ý lựa chọn nguồn bổ sung protein thích hợp. Ngoài ra bạn kết hợp protein thực vật và động vật để đảm bảo lượng protein cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Hạn chế các thức ăn protein giàu chất béo. Bổ sung chế độ ăn các chất xơ như rau, các loại hạt, trái cây. Việc đó tăng cường hệ tiêu hóa, cung cấp vitamin, các khoáng chất.

Hãy cập những bài viết mới khác tại chuyên mục Dinh Dưỡng Người Lớn.

Nguồn: Dinhduongvietduc.com