Giữa tính và vị thuốc có mối quan hệ đặc biệt gì?

Giữa tính và vị thuốc có mối quan hệ đặc biệt gì? Vị thuốc dễ chịu thì con người sẽ dễ sử dụng. Vị thuốc đắng, vị thuốc mặn khó uống hơn bình thường. Nhưng ngoài vị thuốc thì còn có khái niệm về tính. Tính nóng, tính lạnh hay tính ôn. Tính thể hiện bản chất của thuộc. Tính là khái niệm hoàn toàn khác với vị. 

Vậy thì vị và tính có mối quan hệ như thế nào? Thực ra, tính và vị là hai khái niệm không thể tách rời. Nhưng ít ai biết rằng tính và vị thuốc cũng có có thể thay đổi. Có thuốc cùng vị nhưng khác tính. Và ngược lại, cùng tính nhưng khác vị. Bài viết trình bày về mối quan hệ giữa tính và vị thuốc. Từ đó người đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về hai nội dung quan trọng này.

Thuốc y học cổ truyền

Tính và vị của thuốc bắc trên thực tế không thể tách rời nhau. Nó có quan hệ với nhau một cách rất hữu cơ. Ví dụ như những thuốc có tính nhiệt thường có vị cay. Thuốc có tính bình thường có vị nhạt, măn,, Khi nhận xét về tính vị của thuốc chúng ta cần phải lưu ý đối với một số vị thuốc có nhiều tính khác nhau. Ví dụ sơn thù du có tính vừa chát lại vừa chua. Long cốt vừa ngọt lại vừa chát.

Tính và vị là hai khái niệm không thể tách rời.
Tính và vị là hai khái niệm không thể tách rời.

Vì thế khi xắp xếp vị của nó chúng ta ưu tiên cho những vị sẽ có công năng rõ hơn lên trên. Ví dụ ngũ vị tử có 5 vị song được xếp ưu tiên trước nhất là vị chua. Sơn thù du vị chát được xếp ưu tiên vì tác dụng thu sáp của nó rõ hơn.

Khi vị thuốc có tính và vị giống nhau

Các vị thuốc có tính và vị giống nhau thì có tác dụng giống nhau hoặc gần giống nhau. Quế chi bạch chỉ có tính ôn. Vị ca tác dụng của nó là tán hàn, giải biểu tán hãn, thông kinh hoạt lạc giảm đau. Do đó trong trường hợp cần thiết ta có thể dùng chúng thay thế cho nhau mà vẫn đạt tác dụng điều trị mong muốn.

Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thẻ cần nghiên cứu và xem xét rõ đến tác dụng đặc thù của từng vị thuốc, như bạch chỉ có tác dụng tác hàn giải biểu giảm đau xong còn có tác dung jbafi nùng làm hết mủ, quế chi cũng có tác dụng giải biểu tán hàn, song lại có tác dụng trục ứ huyết thông kinh bế.

Có thuốc cùng vị nhưng khác tính.
Có thuốc cùng vị nhưng khác tính.

Những vị thuốc cùng tính nhưng vị khác, tác dụng cũng khác nhau

Như hoàng liên, sinh địa đều có tính hàn nhưng hoàng liên vị đắng còn sinh địa tiinhs đắng nhẹ ngọt. Hoàng liên có tác dụng táo thấp, sinh địa có tác dụng tư âm dưỡng huyết, sinh tân, chỉ khát. Hoặc ma hoàng tính ấm vị cay, có tác dụng phát hãn còn hạnh nhân có tính ấm vị đắng có tác dụng hạ khí.

Một số vị thuốc cùng tính nhưng vị khác nhau thì cũng có tác dụng khác nhau

Ví dụ bạc hà vị cay, tính lương có tác dụng giải cảm nhiệt. Tô diệp vị cay tính ôn có tác dụng giải cảm hàn. Thạch cao có tính hàn vị cay có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa sa nhân có vị cay tính ấm có tác dụng hành khí giảm đau kiện tỳ hóa thấp.
Những vị thuốc có tính vị khác hẳn nhau thì tác dụng cũng khác hẳn nhau

Nhục quế vị cay ngọt tính đại nhiệt tác dụng khứ hàn ôn trung

Hoàng liên có tính hàn vị đắng có tác dụng thanh nhiệt táo thấp

Tính và vị không có định mà sẽ thay đổi.
Tính và vị không có định mà sẽ thay đổi.

Tính và vị thuốc cũng có có thể thay đổi

Tính và vị thuốc cũng có có thể thay đổi khi tiến hành chế biến nó bằng các phương pháp chế biến của y học cổ truyền. Và từ đó tác dụng của nó cũng bị thay đổi

Ví dụ đối với sinh địa có vị đắng tính hàn có tác dụng thanh nhiệt lương huyết sau khi được chế biến thành thục địa có vị ngọt tính trở nên ấm có tác dụng bổ huyết. Đỗ trọng có vị ngọt hơi cay sau khi trích muối đỗ trọng có vị mặn tăng cường tác dụng bổ can thận. Cam thảo vị ngọt tính bình, sau khi trích mật xong tính trở nên ấm hơn, tác dụng kiện tý tốt hơn.

Các bạn có thể tìm thêm các thông tin liên quan tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: duocthu.com