Công dụng tuyệt diệu của ngải cứu trong y học cổ truyền

Công dụng tuyệt diệu của ngải cứu trong y học cổ truyền là điều bạn nên biết. Trong Đông Y, ngải cứu là một cây thuốc quý. Đặc biệt, ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.

Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc.Vậy phải dùng như thế nào cho đúng cách? Ngải cứu còn có những công dụng gì khác nữa không? Đây là những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bạn. Bài viết trình bày về công dụng tuyệt diệu của ngải cứu trong y học cổ truyền. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn hay hơn về cây thuốc quý này.

Bạn biết gì về ngải cứu?

Ngải cứu được biết đến là một loại rau thông dụng. Cũng như một vị thuốc dân gian nhưng ít ai hiểu hết được công dụng là như thế nào. Ngải cứu hay còn được gọi là ngải tượng là 1 vị thuốc trong y cổ truyền. Đây là một vị thuốc vị đắng, cay, tính ấm.

Ngải cứu được biết đến nhiều là rau, nhưng còn có tác dụng là thuốc.
Ngải cứu được biết đến nhiều là rau, nhưng còn có tác dụng là thuốc.

Tác dụng dược lý của ngải cứu?

Theo nghiên cứu, tinh dầu ngải cứu có tác dụng chữa ho, khử đờm, giãn cơ trơn của khí phế quản chuột lang, đối kháng với acetycholyn. Nước sắc ngải cứu có tác dụng tăng tiết mật.

Ngải cứu cũng có tác dụng kháng khuẩn. Tinh dầu của nó có tác dụng ức chế một số vi khuẩn. Tinh dầu có tác dụng diệt lỵ amip và ức chế Samonela typhi, Mycobacterium, Proteus vulgaris, Bacterium pyoeyaneuz….

Tác dụng trong y học cổ truyền của ngải cứu?

Ngải cứu (Ngải diệp) có tác dụng chỉ huyết ấm kinh, tán hàn, dùng trong các trường hợp có kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Thông thường phối hợp với hương nhu, trần bì, bạch đồng nữ.

Ngải cứu còn có tác dụng giải cảm mạo, dung khi cảm mạo phong hàn, đau đầu mũi ngạt. Thường phối hợp với các vị thuốc khác để xông hoặc uống. Khi đau đầu dữ dội có thể tiến hành xông lót gạch như sau : nung một viên gạch cho nóng, đặt một lớp ngải cứu tươi, rưới một chén rượu trắng lên lớp ngải cứu, gối nhẹ phần đầu bị đau nhức lên , phía trên chùm chăn kín.

Ngải cứu có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền.
Ngải cứu có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền.

Tác dụng giảm đau đáng chú ý

Bên cạnh đó, ngải còn có tác dụng giảm đau, dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, đau bụng. Cách dùng như sau : lá ngải cứu non, tươi, thái nhỏ, trộn đều với trứng gà. Sau đó nướng ăn kiểu ăn phồng lá mơ, cũng có thể sắc uống với trần bì với lượng bằng nhau. Đây là món ăn đường phố được yêu thích hầu như không kén bất cứ đối tượng nào.

Ngải tượng có tác dụng sát khuẩn lên da non. Dùng trong các trường hợp bị bỏng, dùng lá tươi giã nát đắp vào chỗ bỏng. Chỗ bỏng sẽ không bị phồng rộp ( dùng ngải cứu tím thì sẽ tốt hơn). Nếu dùng lá tươi đắp lên vết thương sẽ có tác dụng lên da non. Ngoài ra người ta cũng dùng lá tươi trị giun đũa theo cách sau : lá tươi sác uống vào buổi sáng lúc đói.

Ngải cứu giúp an thai khi thia bị động, chảy máu. Phối hợp ngải cứu với củ gai, tô ngạch, bạch truật sắc uống. Trong trường hợp đê ngược hoặc thai chết lưu thì dùng lá ngải cứu tưới 40 gam vò lấy dịch rồi pha thêm với rượu mà uống.

Tác dụng khác của ngải cứu

Tác dụng khác của ngải đó là tác dụng an thần. Khi dùng rễ ngải cứu uống dướii dạng sắc uống thì còn có thế giúp chữa bệnh động kinh.

Ngải cũng có tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon cơm hơn.

Ngải cứu còn có nhiều công dụng đáng quý khác.
Ngải cứu còn có nhiều công dụng đáng quý khác.

Tuy nhiên cần chú ý rằng với tính chất ôn trung ngải diệp dùng sống, với tính chất an thai thì cần trích rượu sao vàng, với tính chất chỉ huyết ngải diệp thán sao.

Lá ngải diệp phơi khô tán bột làm ngải nhung dùng làm thuốc cứu trên huyệt vị hoặc chỗ đau.

Cần phân biệt ngải diệp với cây ngải xanh: lá phía dưới có màu xanh, ở Liên Xô cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, trị sốt rét, bảo vệ gan, kích thích tiêu hóa tuy nhiên ở Việt Nam còn ít dùng cần chú ý.

Đọc thêm bài viết bổ ích khác tại: Y học cổ truyền

Nguồn: duocthu.com