Chạm ngõ dậy thì, cả bé trai và bé gái có thể sẽ không đạt đến chiều cao tối ưu, nguy cơ chậm phát triển, khả năng học tập giảm sút… nếu thiếu đi chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì phù hợp. Thực phẩm nào giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì?… là câu hỏi nhiều bố mẹ quan tâm. Chiều cao có thể xem là một lợi thế lớn đối với bất kỳ ai vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để cao. Dù chiều cao quả thực có phụ thuộc vào di truyền, nhưng yếu tố quan trọng hơn lại thuộc về dinh dưỡng. Nếu ăn uống đủ chất, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chiều cao vượt trội so với thế hệ đi trước. Hãy cùng hbv tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ ở tuổi dậy thì cần chất dinh dưỡng nào để phát triển khỏe mạnh?

Calo là đơn vị đo lường biểu thị mức cung cấp năng lượng của thực phẩm. Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ cần nhiều dưỡng chất nhất so với các giai đoạn khác của cuộc đời. Trung bình, ở độ tuổi dậy thì mỗi ngày con gái cần 2.200 calo và con trai cần nhiều hơn 2.800 calo.

Dưới đây là các chất dinh dưỡng tuổi dậy thì cần có để phát triển tốt nhất:

Chất béo

Khuyến cáo bạn không nên cung cấp quá 30% chất béo trong tổng lượng calo hàng ngày. Chất béo là thành phần cung cấp năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.

Protein

Protein hay còn gọi là đạm là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tuổi dậy thì. Đạm có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng, cá và các loại phô mai.

Carbohydrate

Các loại thực phẩm giàu tinh bột và đường là nguồn cung cấp carbohydrate đa dạng cho khẩu phần ăn hằng ngày của con bạn tuổi dậy thì. Cơ thể con người sử dụng loại đường đơn là glucose làm nguồn năng lượng chính. Đường phức hợp cung cấp năng lượng bền vững hơn. Carbohydrate không chỉ cung cấp đường phức hợp mà còn là nguồn chất xơ và dinh dưỡng phức hợp, giúp trẻ ăn no nhưng chứa ít béo.

Dinh dưỡng tuổi dậy thì: Bạn nên khuyến khích con ăn gì?

Dinh dưỡng tuổi dậy thì

♦ Carbohydrate + rau củ quả: Những thực phẩm cung cấp năng lượng cho não bộ và cơ bắp khi trẻ dậy thì gồm bánh mì, gạo và ngũ cốc. Ngoài ra, trái cây và rau xanh có nhiều vitamin và khoáng chất giúp tái tạo hệ miễn dịch và giúp trẻ ngừa bệnh. Chúng còn có vai trò quan trọng, giúp bé có một làn da khỏe mạnh và đôi mắt sáng.

♦ Dinh dưỡng tuổi dậy thì – Sắt: Nguồn cung cấp sắt và protein đến từ các thực phẩm như thịt, gà, cá, trứng, các loại hạt và đậu xanh. Sắt cần cho việc tạo máu và mang oxy đi khắp cơ thể của trẻ.

♦ Protein cần thiết cho sự phát triển cơ và xương khỏe mạnh. Nếu cơ thể con bạn không được cung cấp đủ lượng protein cần thiết trong tuổi dậy thì, bé có thể bị chậm tăng chiều cao và tăng cân. Bạn có thể cung cấp protein cho trẻ qua các món từ thịt, gà, cá, trứng ít nhất là 2 lần 1 ngày.

♦ Uống đủ nước: Một điều quan trọng nhất là bạn nhớ dặn con uống đủ nước mỗi ngày. Nước là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của tuổi dậy thì. Uống nước là cách tốt nhất giúp trẻ xua tan cảm giác mệt mỏi và khát. Bên cạnh đó, nước còn giúp ngăn ngừa táo bón.

7 lời khuyên dinh dưỡng cho tuổi dậy thì

1. Tạo một danh sách các thực phẩm yêu thích

Trẻ con không thích ăn trái cây? Bạn đừng lo lắng! Không cần ép trẻ ăn những thứ mà bạn cho rằng tốt cho sức khỏe nhưng trẻ lại không thích. Hãy xem trong những món con thích, món nào tốt cho sức khỏe thì bạn chọn.

2. Tìm hiểu xem trẻ cần bao nhiêu thực phẩm

Những bạn nam vị thành niên sẽ ăn nhiều hơn so với người lớn, các bạn nữ và trẻ nhỏ. Bạn nên biết con cần bao nhiêu thực phẩm dựa vào độ tuổi, chiều cao, cân nặng và mức độ hoạt động của trẻ. Cách này sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ hướng tới một thân hình như bạn mong muốn.

3. Luôn mang theo nước lọc

Luôn mang theo nước lọc

Nước lọc là lựa chọn tốt hơn nhiều so với các thức uống khác. Luôn bỏ nước vào balo cho trẻ, chúng có thể uống bất cứ lúc nào. Từ bỏ thức uống soda, nước trái cây, nước uống năng lượng và thể thao. Chúng là thức uống có đường và có rất ít chất dinh dưỡng.

4. Bỏ qua các loại thực phẩm có thể làm trẻ tăng cân không mong muốn

Hãy cắt giảm lượng calo bằng cách hạn chế các loại thịt nhiều mỡ như sườn, thịt xông khói và xúc xích. Một số loại thực phẩm chỉ nên ăn vào các dịp đặc biệt như pizza, bánh ngọt, bánh quy, kẹo và kem. Kiểm tra hàm lượng calo của đồ uống có đường bằng cách đọc thành phần dinh dưỡng trên nhãn. Nhiều loại nước soda có chứa rất nhiều đường.

5. Tăng cường cơ bắp

Tham gia các hoạt động tăng cường cơ bắp và thể dục nhịp điệu. Hoạt động ít nhất 10 phút một lần để theo dõi sự tiến triển. Tuy nhiên, trẻ cần hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày.

6. Lựa chọn thực phẩm thông minh

Hãy lựa chọn các loại thực phẩm thông minh cho trẻ. Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ có thể cho trẻ cảm giác no và cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Hãy đảm bảo một nửa ngũ cốc trẻ ăn phải là ngũ cốc nguyên hạt. Ăn bánh mì nguyên hạt, mì ống, và gạo lứt thay vì bánh mì trắng, gạo, hoặc ngũ cốc tinh chế khác. Ngoài ra, hãy ăn các loại rau củ và trái cây khi trẻ cần “lấp đầy bụng”.

7. Kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên nhãn

Để phát triển, trẻ cần vitamin và khoáng chất. Canxi và vitamin D đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xương. Thực phẩm từ sữa cung cấp các chất khoáng cần thiết cho xương phát triển.

Hy vọng các thông tin về dinh dưỡng cho tuổi dậy thì tại hbv sẽ giúp ích cho bạn. Có thể cung cấp chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì cho trẻ để có vóc dáng như mong muốn.

Nguồn: hellobacsi.com