Để chữa trị hoặc phòng tránh thoát vị đĩa đệm lưng thì bạn phải có cách luyện tập phù hợp. Việc rèn luyện thể thao đúng cách sẽ giúp mọi người ngăn ngừa nhiều chứng bệnh khác nữa. Đặc biệt là các chị em phụ nữ từ 20 tuổi đến 60 tuổi có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này. Trên thực tế có rất nhiều cách để phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, những phương pháp đó cũng chỉ có hiệu quả nhất định mà thôi. Không như việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng.

Tốt nhất khi bạn chưa mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thì nên phòng tránh triệt để. Vận dụng tôn chỉ “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là bí quyết cuộc sống quý báu. Để tìm hiểu rõ hơn cách thực hiện như thế nào thì hãy đọc tiếp bài viết này nhé.

Lợi ích của cách luyện tập thể thao phù hợp đối với thoát vị đĩa đệm lưng

Tập thể dục thường xuyên là cách hiệu quả giúp củng cố và ổn định các cơ ở vùng thắt lưng. Đồng thời như ngăn các cơn đau và chấn thương có thể xảy ra ở vùng lưng. Khi các cơ này chắc khỏe, chúng có thể giúp hỗ trợ nâng đỡ cơ thể và xương. Bên cạnh đó loại bỏ các áp lực không cần thiết lên cột sống của bạn.

Cách luyện tập để cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm lưng

Các động tác kéo giãn đơn giản và các bài tập aerobic sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Đồng thời, các động tác kéo giãn trong bài tập yoga và Pilates có thể cải thiện tính dẻo dai và linh hoạt của các cơ. Không chỉ vậy, mà còn giúp làm giảm các cơn đau ở vùng chân và thắt lưng.

Tập thể thao nhẹ là cách giúp tránh thoát vị đĩa đệm lưng tốt nhất.
Tập thể thao nhẹ là cách giúp tránh thoát vị đĩa đệm lưng tốt nhất.

Các bài tập luyện cường độ vừa phải bao gồm đi bộ, đạp xe và bơi lội cũng có thể giúp xoa dịu các cơn đau ở vùng lưng. Tuy nhiên, một số bài tập chỉ thích hợp với tình trạng bệnh cụ thể. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài tập cho bản thân.

Khi bắt đầu quá trình luyện tập, bạn hãy luyện tập một cách từ từ. Bạn có thể luyện tập chỉ 10 phút trong ngày đầu tiên. Sau đó dần dần tăng thời gian luyện tập. Thậm chí, thời gian luyện tập có thể lên đến 5 ngày một tuần và 30−40 phút mỗi ngày. Luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong điều trị các triệu chứng có liên quan đến thoát vị đĩa đệm.

Những bài luyện tập nên tránh để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Tập gập lưng dưới và gánh tạ đòn

Vùng lưng có thể sẽ tiếp tục bị tổn thương nếu bạn thực hiện động tác gập lưng dưới bằng tạ đòn. Thậm chí đối với những người không bị thoát vị đĩa đệm vùng lưng thì bài tập này cũng có thể gây ra đau hoặc chấn thương.

Bỏ qua các bài tập (nặng) sử dụng lưng nhiều để tránh thoát vị đĩa đệm vùng lưng.
Bỏ qua các bài tập (nặng) sử dụng lưng nhiều để tránh thoát vị đĩa đệm vùng lưng.

Thông thường bài tập gập lưng với tạ đòn được thực hiện như sau:

  • Bạn đặt tạ lên vai giống như kiểu tập squat (bài tập gánh tạ, đứng lên ngồi xuống).
  • Sau đó, bạn cong người về hướng hông; và vai hướng về sàn nhà trong khi cột sống và chân vẫn thẳng.

Vì bài tập này đặt áp lực quá nhiều lên phần thắt lưng và mông của cơ thể. Thế nên nó thực sự không tốt cho những người bị thoát vị đĩa đệm vùng lưng.

Đứng tập giãn cơ gân kheo

Trong thực tế, bạn nên thực hiện co giãn cơ gân kheo của mình hằng ngày nếu điều kiện sức khỏe cho phép. Tuy nhiên, với người bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lung thì động tác đứng và chạm tay đến mũi chân trong bài tập này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân là do khi căng cơ và lưng cong lại như vậy sẽ đặt một áp lực không cần thiết lên nửa trước của đĩa đệm.

Kéo tạ đòn – Deadlift

Deadlift là bài tác động lên hầu hết các nhóm cơ của cơ thể như mông, đùi, lưng, vai,… Có nhiều loại bài tập deadlift nhưng hầu hết đều tác động lực rất lớn lên lưng. Một trong những cử động của bài tập deadlift gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng thoát vị đĩa đệm là tư thế làm cho thắt lưng của bạn cuộn lại khi uốn cong về phía trước hoặc nâng một vật gì đó. Bài tập deadlift đòi hỏi tính cơ học hoàn hảo. Ngay cả khi bạn thực hiện đúng cách, nó cũng gây ra một lực nén lớn cho đĩa đệm.

Tuyệt đối tránh kéo tạ đòn (Deadlift) để tránh thoát vị đĩa đệm.
Tuyệt đối tránh kéo tạ đòn (Deadlift) để tránh thoát vị đĩa đệm.

Như vậy, luyện tập thể dục là một phương pháp hiệu quả để cải thiện chức năng vùng thắt lưng. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng phù hợp đối bới bệnh thoát vị đĩa đệm vùng lưng. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn những bài tập thích hợp cho mình bạn nhé!

Tham khảo nhiều bài viết bổ ích liên quan khác qua chuyên mục:

Nguồn: hellobacsi.com