Trầm cảm là một trong những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến đời sống, tinh thần con người. Những triệu chứng rõ nhất ta có thể thấy như dễ nổi cáu, tâm trạng thất thường, suy sụp…. Về lâu dài, căn bệnh này còn dẫn tới những biến chứng tâm lý trầm trọng, tự tử, ngộ sát.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này? Quá nhiều áp lực công việc, cuộc sống? Hay lối sống không lành mạnh… Tất cả đều có thể khiến bạn mắc chứng trầm cảm mà không hề hay biết. Nếu nhận thấy những dấu hiệu tiêu cực, bạn nhất định cần gặp bác sĩ để có thể chữa kịp thời.
Dưới đây là một vài thói quen dẫn tới trầm cảm mà rất nhiều người mắc phải. Cùng điểm qua và bỏ ngay nếu bạn cũng nằm trong số đó nhé.
Thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn hàng
Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sẽ giảm khi sở hữu chế độ ăn lành mạnh, sạch. Dù vậy, một phần do công việc bận rộn, không ít người thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Cách làm này phần nhiều để họ tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng hơn. Tuy nhiên, họ không biết rằng các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều calo, ít giá trị dinh dưỡng.
Không chỉ vậy, chúng chứa quá nhiều muối và chất béo có thể kích thích phản ứng thèm ăn trong não. Lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn khiến cơ thể luôn cảm thấy muốn ăn và ăn với số lượng không thể kiểm soát. Gây nên tình trạng thừa cân béo phì, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Vì vậy cần tránh lạm dụng các loại thức ăn chế biến sẵn hay đóng hộp. Luôn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc. Đây cũng là cách giúp rèn luyện trí não không phụ thuộc vào đồ ăn vặt.
Không thường xuyên tiếp xúc với mọi người
Việc dành quá nhiều thời gian trong cô đơn có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Chúng ta nên tạo ra và phát triển các mối quan hệ xung quanh để bảo vệ bản thân trước điều này. Đó có thể là tình bạn hoặc cân bằng giao lưu với những người khác. Tham gia các hoạt động, các nhóm cộng đồng, xã hội cũng là cách hay.
Đây cũng là cơ hội để trao đổi cảm xúc tích cực, gặp gỡ những người thú vị. Được đánh giá là chiến lược tốt nhất để vượt qua chứng trầm cảm.
Phụ thuộc quá nhiều vào phương tiện truyền thông
Ngày nay, việc mọi người sử dụng các phương tiện, thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Ai cũng có điện thoại thông minh, máy tính xách tay, TV và các dịch vụ phát trực tuyến.. Tất cả đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Trên thực tế, lượng thời gian trung bình dành cho các loại phương tiện trên tăng gấp đôi so với thập kỷ trước. Đây trở thành thói quen đối với nhiều người. Việc quá tải phương tiện truyền thông này có thể gây hại cho não. Người thường xuyên sử dụng phương tiện truyền thông, thường gặp nhiều triệu chứng trầm cảm, lo lắng hơn.
Thường xuyên tiếp xúc với những người tiêu cực
Những nhận xét, chỉ trích tiêu cực từ bạn bè, cấp trên hoặc những người quan trọng khác luôn có hai mặt. Nó có thể mang lại cho bạn lợi ích tích cực nhiều hơn trong cách suy nghĩ và hành động.
Nhưng nếu hàng ngày phải tiếp xúc quá nhiều thì lại mang tác dụng phụ. Những người thường xuyên phát ra những năng lượng tiêu cực, có thể làm tăng nguy cơ cảm thấy chán nản. Lâu dài là cảm giác hụt hẫng và đôi lúc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Thức khuya, ngủ muộn
Những người đi ngủ muộn hơn, sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực mạn tính trong ngày, một hành vi có liên quan đến trầm cảm. Ngược lại, những người ngủ sớm hoặc đúng giờ sẽ ít suy nghĩ tiêu cực hơn. Theo thống kê và nghiên cứu, giấc ngủ tốt nhất là trước 23 giờ, ngủ đủ 8 tiếng.
Cơ thể lười vận động
Việc tập thể dục hoặc làm các công việc yêu thích sẽ nâng cao tâm trạng và bớt cảm thấy chán nản. Khi hoạt động thể chất, não sẽ tiết ra các hóa chất có lợi cho sức khỏe như: endorphin và endocannabinoids có thể làm giảm bớt cảm giác trầm cảm.
Mặt khác, nỗ lực tinh thần sẽ làm tâm trạng luôn sảng khoái, tạo hứng thú cho công việc được hoàn thành một cách tốt hơn, từ đó đẩy lùi được căn bệnh trầm cảm và lo âu. Hãy tham gia các khóa học, các lớp về thẻ dục, vận động.
>> Tìm đọc những bài viết hay về tại: Sức khỏe người lớn
Nguồn: suckhoedoisong.vn