Thiếu máu nhược sắc là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ có thai và trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Thiếu máu nhược sắc khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao. Nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và hiệu quả làm việc. Khi cơ thể thiếu oxy, mọi chức năng sống của cơ thể bị suy giảm, khiến trẻ lười vận động, ù lì, luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Có khoảng 20 – 25% bé gái bị thiếu máu nhược sắc. Vậy nguyên nhân của nó là gì và cách chữa trị bệnh này ra sao. Bài viết sau, hbv sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây ra căn bệnh này cũng như tham khảo các loại thực phẩm phổ biến để cải thiện sức khỏe của trẻ nhé!

Thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì?

Thiếu máu nhược sắc là một dạng bệnh thiếu máu khi mà cơ thể không có đủ lượng sắt cung cấp hồng cầu cần thiết. Một biểu hiện khác là tình trạng xuất hiện sự suy giảm số lượng huyết sắc tố trong tế bào, kích thước hồng cầu biến đổi và nhạt màu hơn bình thường. Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển oxy, vận chuyển electron, tổng hợp DNA… và có vai trò rất quan trọng trong các tổ chức của cơ thể. Nên thiếu máu sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể. Bệnh thiếu máu nhược sắc còn có tên gọi khác là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu

Để điều trị hiệu quả tình trạng thiếu máu nhược sắc cần tìm được nguyên nhân gây bệnh để có phương án kết hợp điều trị, tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt tái phát. Theo các chuyên gia, lý do và triệu chứng của bệnh thiếu máu nhược sắc bao gồm:

Nguyên nhân

Mất máu

Mất máu là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới bệnh thiếu máu nhược sắc. Nó xảy ra khi có các chấn thương; tình trạng chảy máu đường tiêu hóa bởi các bệnh dạ dày; thời gian hành kinh kéo dài ở nữ giới.

Khả năng hấp thụ kém

Tình trạng sức khỏe của cơ thể sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt. Điều này làm chậm quá trình phát triển của trẻ trong độ tuổi dậy thì, làm gia tăng nguy cơ bị thiếu máu trong tương lai nếu không phát hiện kịp thời.

Thiếu sắt

Đây có lẽ là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất. Thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không tích trữ đủ khoáng chất để phục vụ cho mục tiêu tạo ra những tế bào máu khỏe mạnh. Hơn nữa, Trong thời gian dậy thì trẻ có nhu cầu về sắt tăng khá cao, để bắt kịp tốc độ phát triển nên thanh thiếu niên cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu vitamin

Khi cơ thể không nhận đủ dưỡng chất để sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh thì tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin có thể xảy ra. Một số vitamin bị thiếu có thể là vitamin B12, B6 và vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic). Chúng đều là các loại vitamin đóng vai trò quan trọng tạo ra lượng hồng cầu cần thiết để cung cấp oxy đến các tế bào khắp cơ thể.

Biểu hiện

  • Sức chịu đựng kém
  • Da xanh xao nhợt nhạt
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Thiếu năng động, ù lì so với độ tuổi
  • Thường hay nhức đầu, kém tập trung…

Các thực phẩm và thuốc uống nên dùng để cải thiện thiếu máu nhược sắc

Theo chuyên gia, khi mắc bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì, trẻ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chẳng hạn như:

Chế độ ăn giàu vitamin B12, B9

Chế độ ăn giàu vitamin B12, B9

Các loại vitamin như vitamin B9 (axit folic) và vitamin B12 đều là hai loại vitamin nhóm B, cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu cũng như tối ưu hóa khả năng sử dụng sắt của cơ thể.

Để bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ, các bực phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu các thực phẩm giàu vitamin B9, B12 như:

  • Cơm
  • Nước cam
  • Mì ống
  • Gan
  • Cá ngừ
  • Trứng
  • Sữa
  • Bánh mì
  • Rau màu xanh lá đậm

Chế độ ăn giàu vitamin C

Chế độ ăn giàu vitamin C

Vitamin C sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn trong việc cải thiện thiếu máu. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bổ sung 100mg vitamin C trong bữa ăn sẽ giúp tăng năng suất hấp thu sắt lên 67%.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C cần trong chế độ dinh dưỡng của trẻ bao gồm:

  • Cà chua
  • Ổi
  • Cam
  • Đu đủ
  • Sơ ri
  • Dâu
  • Cải xoăn kale
  • Đậu Hà Lan
  • Bông cải xanh.

Chế độ ăn giàu chất sắt tốt cho bệnh thiếu máu nhược sắc

Chế độ ăn giàu chất sắt tốt cho bệnh thiếu máu nhược sắc

Điều ưu tiền hàng đầu trong việc chữa thiếu máu nhược sắc là nạp cho cơ thể các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt tốt bao gồm:

  • Đậu nành
  • Hạt bí ngô
  • Tảo xoắn
  • Thịt đỏ
  • Gan
  • Đậu gà
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Cải bó xôi
  • Trứng
  • Hải sản có vỏ (hàu, hến, nghêu…)

Bổ sung sắt từ viên uống

Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm thì sử dụng viên uống bổ sung sắt sẽ là một gợi ý hay dành cho các thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Viên uống bổ sung sắt có những ưu điểm như:

  • Vị vani dễ uống
  • Liều lượng phù hợp
  • Tiện dụng
  • Mức độ an toàn cao…

Để trẻ cải thiện tình trạng thiếu máu nhược sắc tốt nhất khi chọn sản phẩm viên uống sắt cho trẻ, bố mẹ cần ưu tiên các tiêu chí như:

  • Viên sắt có thành phần là sắt hữu cơ (sắt fumarate) nhằm đảm bảo hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, đồng thời ít gây táo bón.
  • Viên uống chứa sắt kết hợp với axit folic cùng vitamin B12. Đây đều là các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể…

Đọc thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe cho thanh thiếu niên tại hbv.com

Nguồn: hellobacsi.com