Huyết áp thấp là một tình trạng có thể được cải thiện và khắc phục nếu như bạn kiểm soát và điều trị nó từ sớm. Hiện nay căn bệnh này tồn tại ở cả người trẻ và người già ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe thể chất. Nếu bạn bị huyết áp thấp, hãy nên kết hợp các cách khắc phục bệnh tại nhà. Cùng với hướng dẫn lời khuyên của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục cơ thể. Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp thiết khó tránh khỏi, bạn nên trang bị một số kiến thức để phòng ngừa và xử lý căn bệnh này. Để tránh khỏi những nguy hiểm mỗi lần tái phát huyết áp thấp, bạn có thể thực hiện 6 cách tự nhiên dưới đây có thể thực hiện tại nhà để không quá bất ngờ mỗi khi đối mặt nhé.

1. Cung cấp nước cho cơ thể

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Người bị huyết áp thấp, hãy nên duy trì uống từ 8 -10 ly nước mỗi ngày tương đương với 2 – 2,5 lít nước. Đây là lượng nước thiết yếu cần thu nạp đều đặn để cơ thể ổn định huyết áp. Hơn nữa, thói quen uống nước đúng cách cho cơ thể vừa giúp bạn tăng thể tích máu vừa giúp ngăn ngừa sự mất nước.

Thêm nữa, bác sĩ có thể khuyên bạn uống cafe hoặc trà có chứa caffeine để tạm thời khắc phục huyết áp thấp. Tuy nhiên, việc dùng caffeine quá nhiều có thể khiến bạn gặp các tác dụng phụ chẳng hạn căng thẳng, dễ bị kích động, khó ngủ và nhịp tim đập mạnh. Cho nên, hãy tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi uống cafe để tránh gặp phải rủi ro không đáng có.

2. Tạo thực đơn dinh dưỡng

Căn bệnh này có thể được khắc phục qua chế độ ăn uống cho người huyết áp thấp. Bạn nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe có trong nhiều loại thực phẩm. Như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, thịt gà và cá nạc.

Ngoài ra, một số loại Thức ăn có thể hỗ trợ bạn ổn định huyết áp thấp nhanh hơn như nho khô, sữa, quả hạnh nhân, cà rốt hay húng quế. Bạn cũng có thể tăng lượng muối vừa phải trong bữa ăn mỗi ngày của mình. Vì muối hỗ trợ cơ thể bạn giữ nước và làm tăng huyết áp.

3. Hạn chế rượu bia khi bị huyết áp thấp

Rượu bia có thể khiến cơ thể bạn mất nước và làm tụt huyết áp trầm trọng. Khi huyết áp xuống đột ngột, máu trong cơ thể sẽ không được lưu thông đến não. Và gây ra tình trạng chóng mặt. Huyết áp thấp trong tình huống này có thể sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Hạn chế rượu bia và chất kích thích

4. Dùng vớ ép y khoa

Vớ ép y khoa là loại tất đặc biệt, đeo từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Đây là loại tất tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi tới các bộ phận ở trên của cơ thể. Các loại vớ ép y khoa thường giúp giảm dung lượng máu đi xuống chân. Chúng có khả năng hỗ trợ lưu thông máu tới các bộ phận khác. Nhất phần trên của cơ thể như não bộ.

Thêm nữa, loại vớ này còn giúp cải thiện hiện tượng đau và áp lực do giãn tĩnh mạch. Tình trạng giãn tĩnh mạch làm cho máu đưa về não chậm gây ra biểu hiện choáng váng hay huyết áp thấp.

5. Chú ý khi thay đổi tư thế đột ngột

Tình trạng thay đổi tư thế bất ngờ có thể làm người bị huyết áp thấp chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Vì thế, bạn cần lưu ý khi thay đổi tư thế đột ngột. Vào buổi sáng trước khi ngủ dậy, hãy tập hít thở sâu trong vài phút. Và sau đó từ từ ngồi dậy trước khi đứng. Bạn cũng nên gối  đầu cao và chân thấp khi nằm ngủ để giúp máu lưu thông về tim tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm tăng huyết áp bằng cách hai chân bắt chéo khi ngồi. Hãy siết chặt bởi tư thế này giúp ép mạch máu chi dưới tăng áp lực lên mạch và đẩy máu về tim. Tuy nhiên, tư thế ngồi này mà lâu dài có thể gây cản trở lưu thông máu. Và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông sâu trong mạch.

6. Tập thể dục nhẹ nhàng

Một trong các nguyên nhân gây ra huyết áp thấp là do rối loạn tuần hoàn máu. Vì thế để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim. Bạn nên đều đặn tập thể dục nhẹ nhàng. Những bài tập đơn giản bạn có thể thêm vào thói quen hàng ngày là đi bộ, chạy bộ hay bơi lội. Ngoài ra, bạn cũng có thể học thiền hay tập yoga để giúp lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn.

  • Xem thêm chế độ dinh dưỡng cho người có bệnh lý Tại đây

Nguồn : hellobacsi.com