Sa sút trí tuệ không phải một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau. Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ và năng lực xã hội, đủ để gây trở ngại cho hoạt động sống hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ. Trong đó bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất của thể sa sút trí tuệ tiến triển. Sa sút trí tuệ liên quan đến sự hủy hoại các tế bào thần kinh hiện diện ở vài vùng của não. Tùy từng vùng não bị tổn thương mà ảnh hưởng của sa sút trí tuệ lên từng người là khác nhau. Sa sút trí tuệ có thể làm bạn lẫn lộn và không thể nhớ ra người hay tên. Bạn cũng có thể cảm thấy bản thân có những thay đổi về nhân cách và thái độ ứng xử với xã hội. Dưới đây là một số thuốc giúp điều trị sa sút trí tuệ, cùng HBV tìm hiểu nhé.

Định nghĩa sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ (dementia) mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Đây không phải là một bệnh cụ thể, nhưng một số bệnh khác nhau cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Mặc dù sa sút trí tuệ nói chung liên quan đến mất trí nhớ, mất trí nhớ có những nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ có triệu chứng mất trí nhớ thì không có nghĩa là người đó bị sa sút trí tuệ.

Nguyên nhân bệnh lý sa sút trí tuệ

Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ. Nó có thể do các bệnh hoặc rối loạn ảnh hưởng tới vùng não liên quan đến quá trình suy nghĩ. Chứng sa sút trí tuệ thường được chia theo nhóm theo những đặc điểm chung. Một số bệnh trông giống như chứng sa sút trí tuệ, chẳng hạn như những bệnh gây ra bởi phản ứng với thuốc hoặc thiếu vitamin và các tình trạng này có thể cải thiện khi người bệnh được điều trị.

Hầu hết các trường hợp là do bệnh Alzheimer. Một số dạng sa sút trí tuệ khác như:

  • Sa sút trí tuệ thể Lewy. Một dạng sa sút trí tuệ có sự hiện diển của các protein bất thường được gọi là thể Lewy trong não.
  • Sa sút trí tuệ trán-thái dương. Một dạng sa sút trí tuệ chỉ xảy ra ở các vị trí nhất định của não.
  • Sa sút trí tuệ hỗn hợp.
  • Sa sút trí tuệ đi kèm bệnh Pakinson.
  • Sa sút trí tuệ mạch máu. Do các vấn đề về mạch máu trong não. Tổn thương não được gọi là đột quỵ hoặc một chuỗi các đột quỵ nhỏ.

Tuy nhiên, đôi khi không thể xác định nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ.

Hầu hết các trường hợp là do bệnh Alzheimer dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ ở người già
Hầu hết các trường hợp là do bệnh Alzheimer dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ ở người già

Thuốc đặc trị sa sút trí tuệ 

Thuốc điều trị sa sút trí tuệ được dùng trước nhất để điều trị triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và trí nhớ (triệu chứng về nhận thức). Tiếp theo đó, chúng được dùng để điều trị các triệu chứng ảnh hưởng tới tâm trạng và hành vi (triệu chứng không phải về nhận thức). Chúng không chữa khỏi bệnh sa sút trí tuệ.

Có bốn loại thuốc trên thị trường tại Anh có thể kê toa cho bệnh sa sút trí tuệ:

  • Donepezil
  • Rivastigmine
  • Galantamine
  • Memantine.

Các loại thuốc này có ở dạng viên, dung dịch, viên hòa tan trong nước, hoặc miếng dán. Chúng có nhiều tên biệt dược khác nhau.

Bên cạnh đó, có nhiều loại thuốc khác có thể kê toa cho người mắc bệnh sa sút trí tuệ, như:

  • Aspirin và các thuốc khác điều trị các yếu tố nguy cơ cho đột quỵ và bệnh tim mạch có thể thích hợp với một số người, đặc biệt là người mắc bệnh sa sút trí tuệ mạch máu.
  • Thuốc an thần hoặc thuốc chống động kinh đôi lúc được dùng như là một phương án cuối cùng cho người mắc sa sút trí tuệ dễ bị kích động.
  • Thuốc ngủ đôi khi cũng cần thiết nếu chứng khó ngủ xuất hiện thường xuyên.
  • Thuốc chống trầm cảm nếu nghi ngờ bệnh nhân có trầm cảm. Bệnh trầm cảm thường phổ biến ở người sa sút trí tuệ và có thể bị bỏ sót.

Phần tiếp theo của bài này chỉ nói về cách sử dụng donepezil, rivastigmine, galantamine và memantine. Tham khảo thêm ở trang Mất trí nhớ và Sa sút trí tuệ.

Cơ chế hoạt động thuốc điều trị sa sút trí tuệ

Thuốc điều trị sa sút trí tuệ làm tăng nồng độ của một số chất hóa học nhất định trong não.

Donepezil, rivastigmine và galantamine nằm trong nhóm thuốc được gọi là chất ức chế acetylcholinesterase. Chúng làm tăng nồng độ acetylcholine, một chất hóa học trong não bị suy giảm ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.

Memantine hoạt động theo một cơ chế khác với chất ức chế acetylcholinesterase. Nó làm giảm nồng độ một chất hóa học tên là glutamate. Nó được cho rằng có thể giúp làm chậm tổn thương của các tế bào não do bệnh Alzheimer.

Bác sĩ của bạn thường sẽ chuyển bạn đến một bác sĩ chuyên khoa điều trị sa sút trí tuệ, để xác định rằng bạn mắc bệnh này
Bác sĩ của bạn thường sẽ chuyển bạn đến một bác sĩ chuyên khoa điều trị sa sút trí tuệ, để xác định rằng bạn mắc bệnh này

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ của bạn thường sẽ chuyển bạn đến một bác sĩ chuyên khoa điều trị sa sút trí tuệ, để xác định rằng bạn mắc bệnh này. Bác sĩ chuyên khoa khi đó sẽ quyết định bạn nên bắt đầu điều trị hay không. Quyết định bắt đầu điều trị và điều trị khởi đầu bằng cách nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Sa sút trí tuệ thường được chia thành nhẹ, trung bình và nặng.

Lựa chọn cách điều trị thích hợp

Bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định cách điều trị nào là thích hợp cho bạn dựa trên những khuyến cáo quốc gia.

Đối với bệnh nhân Alzheimer mức độ nhẹ hoặc trung bình, một trong các loại thuốc sau đây thường được khuyến cáo: donepezil, galantamine and rivastigmine, với điều kiện:

  • Được khởi trị bởi một bác sĩ chuyên khoa điều trị sa sút trí tuệ.
  • Bệnh nhân được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe thường xuyên. (Quá trình kiểm tra thường được tiến hành bởi một nhóm bác sĩ chuyên khoa. Thông tin từ người chăm sóc về tình trạng bệnh nhân cũng nên được tham khảo trước khi khởi trị và trong lúc kiểm tra sức khỏe.)

Memantine có thể được xem xét kê toa đối với:

  • Bệnh nhân Alzheimer mức độ trung bình và không thể dùng, hoặc dung nạp, các thuốc ức chế acetylcholinesterase.
  • Bệnh nhân Alzheimer mức độ nặng.

Các thuốc này thường không được dùng cho các dạng sa sút trí tuệ khác. Tuy nhiên, rivastigmine có thể dùng cho bệnh nhân sa sút trí tuệ nhẹ-đến-tương-đối nặng đồng mắc bệnh Parkinson. Thuốc ức chế acetylcholinesterase đôi lúc có thể dùng cho bệnh nhân sa sút trí tuệ thể Lewy có kèm các vấn đề về hành vi như kích động hoặc đập phá.

Khả năng điều trị của thuốc 

Người ta cho rằng khoảng một nửa số bệnh nhân điều trị với thuốc ức chế cholinesterase sẽ cải thiện các triệu chứng ảnh hưởng đến suy nghĩ và trí nhớ. Tuy nhiên khả năng điều trị các triệu chứng khác như kích động hoặc lo âu vẫn chưa được xác định. Cải thiện các triệu chứng thường chỉ có thể thấy sau 6-12 tháng.

Đối với memantine, một số nghiên cứu cho thấy nó có thể làm chậm tiến triển của các triệu chứng ở một số trường hợp.

Phương pháp sử dụng thuốc hàng ngày

Bạn nên khởi đầu với liều thấp, sau đó tăng dần sau một vài tuần cho đến liều điều trị đích.  Liều dùng được tăng từ từ vì khi bắt đầu dùng thuốc, bạn có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn – như tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Đa số bệnh nhân thấy rằng các tác dụng phụ sẽ mất sau khi dùng một khoảng thời gian. Nếu bạn dung nạp tốt thuốc liều thấp, bác sĩ sẽ tăng liều sử dụng, nếu cần thiết. Tần suất tăng liều phụ thuộc vào loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Ví dụ, nếu bạn dùng galantamine, liều sẽ được tăng mỗi 4 tuần. Nếu bạn dùng viên rivastigmine, liều sẽ được tăng mỗi 2 tuần. Hãy đọc thông tin trên hộp thuốc để biết thêm chi tiết.

Thời gian điều trị bệnh

Thuốc điều trị sa sút trí tuệ thường chỉ được tiếp tục khi mà thuốc còn hiệu quả đáng kể trên các triệu chứng.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc điều trị sa sút trí tuệ gây ra các tác dụng phụ ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu tác dụng phụ có xảy ra, chúng thường nhẹ và mất đi sau vài tháng.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc ức chế anticholinesterase gồm:

  • Tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Mất ngủ
  • Đau đầu
  • Són tiểu

Memantine có thể gây ra:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Táo bón
  • Ngủ gà
  • Tăng huyết áp

Các tác dụng phụ khác ít gặp hơn gồm:

  • Các triệu chứng giống như cảm cúm
  • Chán ăn
  • Rối loạn thần kinh
  • Ngất xỉu và co giật
  • Chóng mặt
  • Đánh trống ngực
  • Phát ban
  • Ngứa

Các tác dụng phụ khác ít gặp hơn gồm:

  • Nôn
  • Huyết khối
  • Vấn đề về tim mạch
  • Lú lẫn
  • Mệt mỏi
  • Ảo giác hoặc ảo thanh
  • Vấn đề về đi lại (walking)

Danh sách trên không phải là toàn bộ mà chỉ nhấn mạnh các tác dụng phụ thường gặp. Xem đầy đủ các tác dụng phụ trong hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc.

Chán ăn là một trong những tác dụng phụ do thuốc sa sút trí tuệ gây ra
Chán ăn là một trong những tác dụng phụ do thuốc sa sút trí tuệ gây ra

Đối tượng không thể dùng thuốc điều trị 

Nói chung, đa số mọi người đều có thể dùng các thuốc này. Người có các vấn đề sức khỏe nhất định nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Chẳng hạn, bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng về gan hoặc thận có thể không dùng được các thuốc này, hoặc có thể dùng liều thấp hơn. Cũng cần có hỗ trợ chăm sóc với người đã từng có cơn kích động trong quá khứ.

Nguồn: Yhoccongdong.com